[Hỏi đáp] Đau lưng, đau bụng dưới có thai không?

Đau lưng đau bụng dưới có thai không là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Đây là hai dấu hiệu xuất hiện khi có thai nhưng cũng có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý khác.

Vậy làm sao để biết đau lưng, đau bụng dưới có thai không? Bài viết dưới đây của Unity Fitness sẽ trả lời chi tiết.

1. Đau lưng đau bụng dưới có thai không?

Đau lưng đau bụng dưới có thai không
Đau lưng và đau bụng dưới là một số triệu chứng mà bà bầu gặp phải khi mang thai

Đau lưng và đau bụng dưới là một số triệu chứng mà bà bầu gặp phải khi mang thai. Quá trình thụ tinh bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng để tạo thành trứng được thụ tinh. Sau khi thụ tinh thành công, khoảng 3 – 4 ngày trứng sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều người gặp các triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là đau bụng dưới và đau lưng.

Tuy nhiên, đau lưng đau bụng dưới có thai không thì câu trả lời cho những triệu chứng này hoàn toàn chưa đủ để xác định. Vì nó còn phụ thuộc vào việc trước đó bạn đã quan hệ tình dục an toàn hay chưa? Nếu có thì ngoài đau lưng, đau bụng dưới còn kèm theo các triệu chứng sau thì bạn có thể đang mang thai:

  • Đau lưng kèm theo chuột rút ở tay, chân…
  • Kinh nguyệt bị trễ
  • Khi mang thai ra máu màu hồng hoặc hơi đỏ với một lượng nhỏ
  • Cảm thấy mệt mỏi và chán ăn
  • Tiết dịch âm đạo nhiều hơn
  • Ngực căng và nhạy cảm
  • Buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn trước

Khi nghi ngờ mình có thai và có những dấu hiệu trên hãy mua que thử thai để xét nghiệm. Đây là một xét nghiệm đơn giản tại nhà mang lại cho bạn kết quả nhanh nhất để xác định xem liệu đau lưng đau bụng dưới có thai không. Kết quả sẽ chính xác nhất khi bạn kiểm tra vào sáng sớm.

Bên cạnh đó, đau bụng dưới, đau lưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề chẳng hạn như các bệnh phụ khoa, bệnh về xương khớp, bệnh về đường tiết niệu,…

Xem thêm: Đau bụng kinh uống gì giúp giảm đau hiệu quả

2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng, đau bụng dưới

Như vậy ở phần trên đã giải đáp thắc mắc đau lưng, đau bụng dưới có thai không? Chỉ thông qua hai triệu chứng này không thể có kết luận chính xác về việc bạn có mang thai hay không. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau lưng, đau bụng dưới. Cụ thể như sau:

Chu kỳ kinh nguyệt

Đau lưng đau bụng dưới có thai không
Nhiều người có triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt

Một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, nhiều người có triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng. Lúc này, tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn, sẵn sàng đẩy máu ra khỏi cơ thể. Các cơn co tử cung mạnh có thể gây đau vùng bụng dưới và lưng cho người bệnh. Mức độ đau có thể lớn hoặc nhỏ, dài hay ngắn tùy vào tình trạng cụ thể và thể chất của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm giảm bớt và biến mất.

Đây là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến và bình thường mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng gặp phải. Nhưng nếu sau vài ngày bạn vẫn cảm thấy đau vùng bụng dưới, lưng dưới và không có “chu kỳ kinh nguyệt” tiếp theo thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra đau lưng đau bụng dưới có thai không.

Viêm tụy

Trong khoang bụng, tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày và ngang qua cột sống thắt lưng. Những người nghiện bia rượu, bị sỏi mật, chấn thương, mắc bệnh truyền nhiễm, rối loạn chuyển hóa đều có nguy cơ cao mắc bệnh viêm tụy.

Tuyến tụy bị viêm sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội lan từ vùng bị ảnh hưởng ra sau lưng và kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, buồn nôn, rối loạn nhịp tim… Nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo thì tình trạng càng nặng hơn.

Bệnh về thận

Đau lưng đau bụng dưới có thai không
Đau lưng, đau bụng dưới có thai không mà đôi khi là do sỏi thận

Đau lưng đau bụng dưới có thai không mà đôi khi là do bạn bị sỏi thận. Bệnh này liên quan đến thận nên có thể gây đau vùng lưng và bụng dưới. Người bị sỏi thận khi bị rối loạn chuyển hóa có thể khiến canxi tích tụ trong nước tiểu.

Để xác định xem có phải tình trạng này hay không, bạn nên xem xét các triệu chứng khác của sỏi thận, chẳng hạn như đi tiểu đau, tiểu khó và lượng nước tiểu ít. Một số trường hợp có kèm theo sốt nhẹ.

Các bệnh phụ khoa

Mắc các bệnh phụ khoa còn có thể gây đau thắt lưng, đau bụng dưới. Các bệnh bao gồm u xơ tử cung, u nang buồng trước, bệnh viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng và thậm chí là ung thư cổ tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ và gây vô sinh.

Đau do sa tạng

Phụ nữ tiền mãn kinh thường bị đau do sa tạng, là dấu hiệu của sự lão hóa của cơ quan sinh sản, dẫn đến đau nhức vùng bụng dưới và xương chậu, cảm giác đầy bụng dưới, khó chịu ở háng và tình trạng đau lưng dưới ngày càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như sưng tấy âm đạo, khối u nhô ra ngoài âm đạo, tiểu không tự chủ, chảy máu, tiết dịch âm đạo nhiều,… tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Xem thêm: Đau bụng kinh nên làm gì? Mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả

3. Cách khắc phục và phòng ngừa ​​đau bụng dưới và đau lưng

Đau lưng đau bụng dưới có thai không
Lưu ý một số điều sau khi chăm sóc sức khỏe để giúp khắc phục và cải thiện đau bụng dưới và đau bụng

Chưa có một kết luận chính xác về việc đau lưng đau bụng dưới có thai không. Nhưng để, chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau khi chăm sóc sức khỏe để giúp khắc phục và cải thiện các triệu chứng này:

  • Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường, chẳng hạn như đau bụng và đau lưng dai dẳng, cũng như các triệu chứng bất thường khác, tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.
  • Khi bị đau bụng hãy tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm cách giảm đau hiệu quả. Cơn đau có thể được giảm bớt nhanh chóng và tạm thời bằng cách chườm ấm lên bụng, uống trà gừng, tắm nước nóng và uống thuốc giảm đau.
  • Tập thể dục mỗi ngày để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chú ý vệ sinh, giữ vùng kín khô ráo, tránh đau bụng do bệnh phụ khoa. Rửa bằng nước, không xả quá sâu và không dùng hóa chất, xà phòng để lau vùng kín.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
  • Uống nhiều nước và không nhịn tiểu để tránh hình thành sỏi thận. Tránh đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, ăn nhanh vì có thể khiến tình trạng đau lưng, đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Tập luyện các bài tập kéo giãn cơ và bấm huyệt thường xuyên ở lưng, cổ, vai và toàn bộ cơ thể có thể giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa đau bụng, đau lưng do đau xương khớp.

Với những thông tin mà Phòng tập gym Unity Fitness chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp giải đáp được câu hỏi đau lưng đau bụng dưới có thai không. Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để được thăm khám và điều trị kịp thời nhất nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết “đau lưng đau bụng dưới có thai không” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: