Huyết áp cao là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Và một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra chính là bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?
Cùng theo dõi bài viết dưới đây của CLB gym Unity Fitness giải đáp chi tiết thắc mắc “Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu” nhé.
1. Kiến thức về bệnh cao huyết áp
Trước khi đi giải đáp câu hỏi bệnh cao huyết áp sống được bao lâu? Cùng đến với một số thông tin cơ bản về căn bệnh này. Cao huyết áp là tình trạng huyết áp trong thành động mạch cao hơn bình thường. Thông thường, huyết áp tâm thu và tâm trương là 120/80 mmHg. Bệnh nhân tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương > 90mmHg. Huyết áp cao ở mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số này.
Tùy vào mức độ cao huyết áp mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào dễ nhận biết. Đối với những người thường xuyên bị cao huyết áp sẽ có những triệu chứng thường gặp của huyết áp cao bất thường: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đi đứng không vững, ngất xỉu… Ở mức độ nặng, cao huyết áp sẽ làm vỡ mạch máu, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… và gây tử vong.
Vậy thực sự thì bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?
Xem thêm: Huyết áp bao nhiêu là cao? Và những cảnh báo sức khỏe
2. Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?
Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Và thông tin sau đây được Phòng tập fitness Unity Fitness sẽ giúp giải đáp thắc mắc. Nếu cao huyết áp không được kiểm soát và điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.
Huyết áp cao gây áp lực rất lớn lên hệ tim mạch, buộc tim phải làm việc nhiều hơn và lâu hơn, khiến thành tim giãn ra và dày lên, dẫn đến suy tim. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu trong não, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não, đột quỵ và bệnh về não. Những tình trạng này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Khi huyết áp cao không được kiểm soát, thận và hệ mắt cũng không tránh khỏi bị tổn thương, dẫn đến các vấn đề như tiểu máu, tiểu protein, suy thận, phù võng mạc và các vấn đề về thị lực. Bệnh cạnh đó, cao huyết áp cũng có thể góp phần vào sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch, gây ra các vấn đề về động mạch như bóc tách động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên. Những chứng xơ vữa động mạch này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch như phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tim và thậm chí đột tử.
Ngoài ra, nhiều người bị huyết áp cao có thể gặp một số triệu chứng khó chịu như nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, ù tai, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Một số trường hợp tiến triển đến đau ngực, khó thở, đỏ bừng mặt, da nhợt nhạt, suy giảm thị lực, buồn nôn và hoảng sợ.
Tuy nhiên để biết bệnh cao huyết áp sống được bao lâu? Điều quan trọng là hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả thông qua sự kết hợp giữa thuốc, chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống lành mạnh. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch và giúp mọi người sống lâu và khỏe mạnh nhất có thể.
3. Cách kiểm soát huyết áp hiệu quả?
Sau khi đã giải đáp được thắc mắc bệnh cao huyết áp sống được bao lâu? Có thể thấy, cao huyết áp chính là ‘kẻ giết người thầm lặng’’, nó tác động lớn đến tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp hiệu quả chính là cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đóng vai trò trong việc kiểm soát huyết áp ổn định. Khi tham gia hoạt động thể chất, bạn kiểm soát lượng cholesterol trong máu, giúp mạch máu giãn nở và tăng độ đàn hồi, giảm sức cản tuần hoàn máu, giữ huyết áp ổn định. Đi bộ và chạy là hai hoạt động tuyệt vời giúp giảm huyết áp.
Ngủ đủ giấc
Khi bạn không ngủ đủ giấc, huyết áp sẽ tăng lên. Vì vậy, mỗi đêm nên ngủ từ 6-8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc giúp cân bằng hormone trong cơ thể và giữ huyết áp ổn định.
Nghỉ ngơi hợp lý
Hoạt động gắng sức kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tim mạch. Người bị huyết áp cao nên hạn chế làm việc nặng nhọc, tránh căng thẳng kéo dài. Nghỉ ngơi thường xuyên là một cách để kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Xem thêm: Huyết áp 140/100 có cao không? Có cần phải uống thuốc?
Chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu? Mặc dù cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Nhưng việc điều trị kịp và biết cách chăm sóc sẽ giúp bệnh tình chuyển biến tốt hơn. Và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, đường, muối và thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường các loại thực phẩm như cá, hải sản, rau củ và thực phẩm giàu kali có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng.
Kiểm soát cảm xúc và tâm trạng
Căng thẳng và thay đổi tâm trạng có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Những người bị huyết áp cao nên kiểm soát tâm trạng, cảm xúc và tránh căng thẳng, điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Người bị huyết áp cao cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Quá trình thăm khám không chỉ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp mà còn kiểm tra, đánh giá hoạt động mạch máu, xơ vữa động mạch, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch hoặc những bất thường trong cơ thể bị ảnh hưởng do tăng huyết áp. Từ đây có những giải pháp điều trị dự phòng sớm và phòng ngừa đột quỵ.
Qua bài viết về bệnh cao huyết áp sống được bao lâu? Có thể thấy việc xác định tuổi thọ của người bệnh còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Để kéo dài tuổi thọ thì người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp thông qua việc điều trị và chăm sóc sức khỏe của mình. Hy vọng bài viết “Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp” của Unity Fitness đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “bệnh cao huyết áp sống được bao lâu” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Thiếu máu não uống thuốc gì? Các loại thuốc nên tham khảo
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là huyết áp thấp và cao?
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Bổ sung như thế nào?
Huyết áp 160/90 có cao không? Những nguy cơ cần lưu ý
Triệu chứng tai biến nhẹ có biểu hiện như thế nào?
Dấu hiệu đột quỵ ở nữ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Những tác hại của đai chống gù lưng đối với sức khỏe
LDL Cholesterol là gì? Những thông tin cần biết