Hạ đường huyết là gì? Tại sao hay bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường hoặc có thể là cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Vậy bạn có biết tại sao hay bị hạ đường huyết?

Bài viết dưới đây, Gym Unity Fitness sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này nhé.

1. Hạ đường huyết là gì?

tại sao hay bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp

Trước khi làm rõ vấn đề tại sao hay bị hạ đường huyết. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl), dẫn đến thiếu hụt glucose trong các hoạt động, dẫn đến rối loạn cơ bắp. Hạ đường huyết cần điều trị nhanh chóng, kịp thời để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng do hạ đường huyết gây ra.

2. Tại sao hay bị hạ đường huyết?

Tại sao hay bị hạ đường huyết? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Và lý do điển hình nhất chính là do tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường. Dưới đây là các nguyên nhân khiến cho đường huyết bị hạ:

Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường

tại sao hay bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết nhanh chóng do tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, nếu người bệnh không tuân theo chỉ định của bác sĩ như dùng quá liều insulin, sử dụng thuốc trị tiểu đường không có chỉ định của bác sĩ…thì rất dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết. Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết tại sao hay bị hạ đường huyết rồi phải không?

Trong một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, hạ đường huyết cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, nếu có triệu chứng bất thường cần thông báo kịp thời cho bác sĩ để điều trị sớm. Đồng thời điều chỉnh liều lượng, loại thuốc tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó để lý giải tại sao hay bị hạ đường huyết? Theo các chuyên gia, nếu không chú ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát được tình trạng hạ đường huyết của mình và có thể xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh của bệnh nhân tiểu đường cần thay đổi như thói quen bỏ bữa, ăn kiêng không khoa học dẫn đến dinh dưỡng không đủ, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng rượu, bia…

Xem thêm: Nguyên nhân bệnh tiểu đường – Phòng ngừa tiểu đường như thế nào?

Hạ đường huyết không do bệnh tiểu đường

Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao hay bị hạ đường huyết. Không phải chỉ có những người bị bệnh tiểu đường mới có nguy cơ bị hạ đường huyết thường xuyên. Mà nó còn có thể xảy ra ở những người không bị tiểu đường.

Theo thống kê, một số tình trạng gây hạ đường huyết bao gồm suy thận, bệnh rối loạn tuyến thượng thận, bệnh gan, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng… Uống rượu thường xuyên hoặc đồ uống có cồn khác cũng là nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số đường huyết giảm mạnh. Nguyên nhân là do các chất có hại trong bia, rượu chính là chất hạn chế sự giải phóng lượng đường trong máu và gây hạ đường huyết.

Ngoài ra, một số trường hợp áp dụng phương pháp nhịn ăn không khoa học để giảm cân hoặc bỏ bữa, biếng ăn do bệnh tật cũng có thể dẫn đến tình trạng tại sao hay bị hạ đường huyết.

3. Những yếu tố dẫn đến tình trạng hạ đường huyết

tại sao hay bị hạ đường huyết
Yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết

Sau khi đã làm rõ tại sao hay bị hạ đường huyết thì chúng ta cũng cần phải phân tích đến các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Cụ thể bao gồm:

  • Bệnh nhân không có kiến thức hoặc không nhận được hướng dẫn đầy đủ: Bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường không tuân theo hướng dẫn và liên tục thay đổi chế độ ăn uống. Nguyên nhân phổ biến của hạ đường huyết là insulin, hoạt động thể chất và theo dõi đường huyết.
  • Cố gắng duy trì mức đường huyết bình thường: Những nỗ lực không phù hợp và không thực tế để duy trì kiểm soát đường huyết chặt chẽ hoặc mức HbA1c bình thường chính là đáp án cho thắc mắc tại sao hay bị hạ đường huyết.
  • Bệnh tiểu đường lâu dài: Biến chứng của bệnh tiểu đường lâu dài có thể khiến người bệnh xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết. Ngoài ra, các cơn hạ đường huyết sẽ xảy ra dẫn đến mất nhận cảm các dấu hiệu hạ đường huyết.
  • Hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đôi khi bị hôn mê, co giật mà không có dấu hiệu cảnh báo. Một tình trạng phổ biến là các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết thay đổi theo thời gian và trở nên khó nhận biết.
  • Hạ đường huyết về đêm.
  • Tiền sử hạ đường huyết nặng: Là một trong những yếu tố lý do tại sao hay bị hạ đường huyết. Bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng tái phát sẽ có những hậu quả làm giảm đáp ứng nội tiết tố với hạ đường huyết và tăng số đợt hạ đường huyết không phát hiện được.
  • Suy thận và suy gan.

4. Hạ đường huyết nguy hiểm như thế nào?

tại sao hay bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh

Với những trường hợp bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, lượng đường trong máu thấp có thể dẫn đến mất trí nhớ. Về lâu dài, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Nếu lượng đường trong máu giảm đột ngột, người bệnh có thể run rẩy khi tham gia vận động, thậm chí ngất xỉu hoặc té ngã dẫn đến chấn thương nặng. Trong nhiều trường hợp, lượng đường trong máu giảm đột ngột, nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật, mất ý thức và thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước dừa không? Lưu ý khi uống

5. Cách xử lý khi bị hạ đường huyết

Người bệnh bị hạ đường huyết cần điều trị kịp thời và đúng cách như sau:

  • Khi thấy người bệnh bủn rủn chân tay, đổ mồ hôi nhiều, có dấu hiệu mất thăng bằng, cần nhanh chóng kiểm tra chỉ số đường huyết của người bệnh, có thể kiểm tra bằng máy kiểm tra bệnh tiểu đường cầm tay hoặc lấy máu trong tĩnh mạch.
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và bổ sung lượng đường cho bệnh nhân bằng cách cho họ uống sữa có đường, kẹo hoặc bánh quy.
  • Sau 15 phút, đo lại đường huyết của bệnh nhân. Nếu kết quả vẫn thấp, bệnh nhân cần được bổ sung thêm đường và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi, điều trị.
  • Nếu hạ đường huyết ở mức độ nặng, người bệnh có các triệu chứng như bất tỉnh, hôn mê… cần để người bệnh nằm nghiêng, lấy một chiếc thìa sau đó quấn khăn quanh thìa và đặt vào miệng của bệnh nhân. Sau đó gọi xe cấp cứu và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Với những thông tin mà Phòng tập thể hình Unity Fitness chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp giải đáp thắc mắc tại sao hay bị hạ đường huyết. Mỗi chúng ta nên chủ động kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết. Cảnh giác với các dấu hiệu để có thể điều trị kịp thời và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: