Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn là thắc mắc của không ít người khi đây đều là các axit béo cần được bổ sung.
Những chia sẻ dưới đây của Unity Fitness sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và có những kiến thức hữu ích về hai loại dầu cá này.
1. Tìm hiểu về Omega 3 và Omega 3-6-9
Trước khi giải đáp Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn, bạn cần hiểu rõ về hai loại axit béo này. Theo đó:
Omega 3 là gì?
Omega-3 là chất béo không bão hòa đa. Đây là nhóm chất béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp hoặc sản xuất được mà phải nạp từ bên ngoài. Chính vì vậy khi nói đến Omega-3, người ta thường nhắc đến chúng như những chất béo thiết yếu cần được bổ sung từ chế độ ăn uống.
Omega-3 là một loại axit béo có nhiều trong các loài cá, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá trích… hoặc các loại thực phẩm khác như dầu ô liu, tỏi, quả óc chó… Công dụng của Omega-3 đối với cơ thể là:
- Cải thiện và bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng cholesterol và mỡ trong máu.
- Hỗ trợ kiểm soát và phòng chống trầm cảm, rối loạn thần kinh, bệnh Parkinson…
- Tốt cho việc giảm cân và kiểm soát mỡ bụng.
- Bổ sung Omega-3 có tác dụng giảm mỡ gan và ngăn ngừa nhiều bệnh gan nguy hiểm.
- Omega-3 kích thích sự phát triển toàn diện của não bộ thai nhi và trẻ nhỏ, đặc biệt ở dạng DHA.
Omega 3-6-9 là gì?
Omega 3-6-9 là sự kết hợp của Omega 3, Omega 6, Omega 9 3 theo tỷ lệ khác nhau. Đây là những chất béo không bão hòa có chứa nhiều liên kết đôi trong phân tử.
Trong Omega 3-6-9, Omega 3 và 6 là những chất béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Còn Omega 9 có thể tự tổng hợp được nhưng không nhiều. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ ba loại Omega giúp chúng ta có thể cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết một cách toàn diện và hiệu quả.
Omega-6 là axit béo không bão hòa đa, nhưng có cấu trúc khác nhau. Omega-6 cũng cần thiết cho cơ thể con người và cần được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Axit béo omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu lạc,…
Vai trò chính của Omega-6 là:
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Nó đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình hình thành và phát triển của não nhưng nếu bổ sung quá mức có thể gây viêm nhiễm nặng.
Còn Omega 9 cũng là một axit béo nhưng là axit béo không bão hòa đơn, cần thiết cho hoạt động của tế bào nhưng không thực sự “thiết yếu” vì cơ thể có khả năng tự sản xuất Omega 9. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại axit béo này trong dầu oliu, dầu thực vật và các loại hạt trong ô liu. Tác dụng của Omega 9 đối với cơ thể bao gồm:
- Mặc dù cơ thể có thể tự tổng hợp Omega 9 nhưng việc bổ sung từ thực phẩm, chế độ ăn uống hàng ngày… vẫn cần thiết để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Omega 9 có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.
- Những người ăn chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn sẽ ít bị viêm hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Tác dụng của omega 3 là gì? Bổ sung như thế nào?
2. Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?
Để xác định omega 3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn, bạn cần dựa vào công dụng của từng loại. Đây đều là những axit béo thiết yếu và mỗi người đều có nhu cầu dinh dưỡng và những chất cần bổ sung khác nhau.
Vậy omega 3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn? Xét về chức năng, Omega-3 quan trọng hơn 2 omega còn lại, đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện trí não của trẻ và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch,… Ngoài ra, Omega 6-9 phù hợp hơn với người cao tuổi vì nó giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, kiểm soát lượng đường trong máu…
Tuy nhiên, để biết omega 3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn, bạn cần xác định nhu cầu của cơ thể, những chất mà cơ thể đang bị thiếu hụt. Để làm được điều này, hãy kiểm tra chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để xem liệu nó có chứa đủ axit béo omega hay không.
Nếu bạn là người không thích ăn cá và hiếm khi ăn cá trong một tuần, thậm chí một tháng thì rất có thể bạn đang bị thiếu Omega-3-6-9, đặc biệt là Omega-3.
Trong khi đó, với những người thường sử dụng các loại dầu thực vật, dầu đậu nành hoặc dầu nguyên chất chiết xuất từ các loại hạt khác như hạt hướng dương, đậu phộng,… Hoặc ăn các loại hạt và đậu, đã cung cấp đủ omega-6 cho cơ thể nên không cần thiết phải bổ sung.
Nhìn chung, để trả lời omega 3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn, các chuyên gia cho rằng chúng ta nên lựa chọn loại Omega phù hợp nhất theo chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người. Để đảm bảo bạn bổ sung đúng loại omega, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
3. Hướng dẫn cách bổ sung cân bằng các axit béo
Như vậy, sau khi giải đáp omega 3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn thì bạn đã biết omega 3 mang lại rất nhiều lợi ích và cần bổ sung thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu muốn bổ sung omega-3-6-9 thì nên thực hiện như sau:
- Nên lựa chọn omega-3-6-9 theo tỷ lệ axit béo thích hợp. Ví dụ: 2-1-1 tương ứng là Omega 3, Omega 6 và Omega 9. Điều này có nghĩa là chọn những sản phẩm có hàm lượng omega 3 cao nhất – tốt nhất là trên 0,3 gam mỗi khẩu phần.
- Ngoài việc sử dụng thuốc hoặc dầu bổ sung thì các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng tốt nhất bạn nên tập trung vào việc bổ sung cân bằng các axit béo omega 3, omega 6 và omega 9 từ chế độ ăn uống của mình. Để tăng cường omega-3, hãy ăn ít nhất hai khẩu phần cá có dầu mỗi tuần và sử dụng dầu ô liu để nấu ăn và trộn salad. Thay vào đó, hãy hạn chế lượng omega-6 hấp thụ bằng cách giảm tiêu thụ dầu ăn tinh chế và thực phẩm chiên rán.
Xem thêm: Những ai không nên uống omega 3-6-9 để tránh tác dụng phụ
Hy vọng qua bài viết của Phòng tập gym Unity Fitness đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi omega 3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn. Việc trang bị các kiến thức về axit béo sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về việc bổ sung các dưỡng chất này. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website để cập nhật thêm nhiều bài viết liên quan đến các chủ đề sức khỏe, tập gym, làm đẹp mỗi ngày nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, chuẩn công thức ngay tại nhà
Lê bao nhiêu calo? Bí quyết ăn lê giảm cân hiệu quả
1 muỗng đường bao nhiêu calo? Giảm cân có nên ăn đường?
Whey protein và protein đậu nành: Loại nào tăng cơ tốt hơn?
Chóng mặt nên uống gì? TOP đồ uống giúp giảm chóng mặt hiệu quả
Khoai tây bao nhiêu calo? Mẹo ăn khoai tây giảm cân
Vitamin tổng hợp cho bé: Bí quyết phát triển toàn diện
[Giải đáp] Nhãn bao nhiêu calo? Ăn nhãn có béo không?