Đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau lưng khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Thế nhưng bạn có biết những dấu hiệu này đang cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp.

Bài viết dưới đây, Unity Fitness sẽ giúp cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề đau lưng. Từ đó đưa ra cách điều trị giúp cải thiện sức khỏe của con người một cách hiệu quả.

1. Đau lưng là gì?

đau lưng
Đau lưng là tình trạng đau tê gần hoặc dọc theo cột sống

Đau lưng là tình trạng đau tê gần hoặc dọc theo cột sống. Cơn đau có thể âm ỉ, dữ dội hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Đối với một số người, cơn đau thậm chí có thể lan đến tứ chi, gây tê hoặc yếu cơ ở tứ chi.

Tình trạng đau có thể đến từ các vấn đề về cơ, xương khớp, dây thần kinh hoặc các bộ phận tạo nên cột sống. Đôi khi là do ảnh hưởng của các cấu trúc khác trong cơ thể như túi mật, thận, động mạch chủ và tuyến tụy.

Trong quá trình kiểm tra, tùy thuộc vào vùng đau lưng của bạn, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn một cách khác nhau. Thông thường, đau lưng được chia thành 4 vùng chính:

  • Đau lưng trên
  • Đau lưng dưới
  • Đau lưng giữa
  • Đau lưng một bên (phải hoặc trái).

Ngoài ra, còn có 2 loại đau lưng, cụ thể:

  • Đau lưng cấp tính: thường khởi phát đột ngột và có thể kéo dài đến 6 tuần.
  • Đau lưng mãn tính: Kéo dài trong thời gian dài, thường trên 3 tháng. Tùy vào thời gian đau mà bác sĩ sẽ biết cơn đau lưng là cấp tính, bán cấp hay mãn tính.

Xem thêm: Đau lưng trên có nguy hiểm không và các triệu chứng thường gặp

2. Nguyên nhân gây đau lưng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng mà Phòng tập fitness Unity Fitness đã tổng hợp được:

Căng cơ

đau lưng
Căng cơ lưng có thể do hoạt động đột ngột hoặc quá sức khiến cứng gây ra đau lưng

Căng cơ lưng có thể do hoạt động đột ngột hoặc gắng sức của cơ lưng, dẫn đến cứng cơ khiến cơ không thể hoạt động linh hoạt như bình thường, chẳng hạn như nâng vật đột ngột. Nâng một vật không đúng tư thế có thể gây căng và co cơ, từ đó gây đau, càng di chuyển thì lưng càng đau.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng xương và sụn khớp của cột sống bị bào mòn dần, hoạt dịch tiết ra bị hạn chế khiến khớp bị khô, khớp hoạt động không bình thường, ảnh hưởng đến rễ thần kinh và mô mềm.

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Đau ở cổ, vai và lưng, có thể lan xuống cổ tay và cánh tay nếu rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Cơn đau lan ra một hoặc hai bên mông, đùi, bắp chân đến mông và sau chân nếu bị chèn ép rễ thần kinh.

Béo phì

đau lưng
Béo phì, thừa cân tạo áp lực lớn lên cột sốt khiến lưng bị đau

Béo phì gây áp lực nhiều hơn lên cột sống, khiến cột sống dễ bị tổn thương và thoái hóa. Cột sống cũng là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất khi tăng cân quá mức.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần do xương bị mỏng đi. Tình trạng này khiến xương trở nên giòn và dễ gãy ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ khi mang bầu thường bị đau lưng trong 3 tháng đầu. Khi thai nhi lớn lên, tử cung trở nên nặng hơn khiến trọng lượng tập trung ở phía trước bụng nên bà bầu có xu hướng nghiêng người về phía trước. Điều này có thể khiến mẹ bị đau nhiều hơn và cơ lưng bị căng hơn.

đau lưng
Khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ thường xuyên bị đau lưng

3. Triệu chứng của đau lưng

Ngoài những cơn đau lưng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau lưng dưới và cứng khớp
  • Đau âm ỉ ở lưng
  • Đau lưng bắt đầu ở vùng thắt lưng và lan xuống hông, cẳng chân và bàn chân
  • Đôi khi bệnh nhân cảm thấy tê ran và ngứa ở bàn chân
  • Khó di chuyển, các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể dục mạnh, quá sức

Nếu đau lưng kéo dài và kèm theo các triệu chứng sau, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị sớm:

  • Đau kèm theo sốt, ớn lạnh, buồn nôn.
  • Cơn đau của người bệnh trầm trọng hơn về đêm hoặc cơn đau lan xuống vùng bụng dưới
  • Cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc dưới 20 tuổi hoặc người mắc bệnh ung thư
  • Bệnh nhân có triệu chứng tê yếu ở chân, mất cảm giác ở chi dưới
  • Bí tiểu hoặc đi tiểu không tự chủ

Xem thêm: 7 cách giảm đau lưng nhanh chóng ngay tại nhà

4. Cách điều trị đau lưng hiệu quả

Nói chung, sau vài tuần nghỉ ngơi và dùng thuốc, cơn đau lưng sẽ cải thiện. Nếu các nguyên nhân đau lưng do các nguyên nhân khách quan gây ra thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách điều trị đau lưng ngay tại nhà sau:

Sử dụng liệu pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng

Khi cơn đau lưng bước vào giai đoạn cấp tính, chườm lạnh có thể làm giảm sự khó chịu và giảm viêm. Không nên chườm đá trực tiếp lên da. Thay vào đó, hãy bọc đá viên vào khăn sạch hoặc vải gạc để không làm tổn thương da. Ngoài ra, khi tình trạng viêm giảm bớt, chườm ấm cũng có thể làm giảm cơn đau. Hãy cân nhắc xen kẽ giữa hai loại liệu pháp để giúp giảm cơn đau.

đau lưng
Chườm lạnh hoặc nóng sẽ làm thuyên giảm các cơn đau hiệu quả

Giữ tư thế chuẩn và di chuyển nhẹ nhàng

Nên tránh mang vác vật nặng hoặc gắng sức quá mức. Bạn chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng. Khi bị đau, người bệnh nên nhanh chóng dừng mọi hoạt động đang làm và nghỉ ngơi.

Tập các bài tập yoga

Tập yoga để cải thiện tư thế và tăng cường cơ lưng, cơ bụng. Ngoài ra, yoga có thể giúp bạn kéo căng cơ và cải thiện tính linh hoạt của lưng. Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia vật lý trị liệu về cách thực hiện bài tập yoga tốt nhất.

đau lưng
Tập các bài tập yoga giúp để cải thiện tư thế và tăng cường cơ lưng

Nghỉ ngơi, thư giãn, xoa bóp vùng đau nhức

Một trong những cách giảm đau là nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ ngơi, hãy thực hiện các bài tập yoga có thể cải thiện tình trạng hiện tại của bạn.

Ngoài ra, vùng đau có thể được xoa bóp bằng tinh dầu oải hương hoặc thuốc mỡ capsaicin. Thành phần này có thể làm cho các dây thần kinh ở vùng bôi thuốc không còn mẫn cảm, do đó làm giảm cảm giác đau.

Có thể thấy, đau lưng gây ra rất nhiều ảnh hưởng trong việc sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Đặc biệt, nếu tình trạng đau lưng kéo dài liên tục và có chuyển biến nặng còn tiềm ẩn các bệnh lý về cơ xương khớp. Chính vì thế, cần lắng nghe bản thân để có thể chủ động trong việc điều trị kịp thời.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: