Ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải tình trạng đau khớp gối trong một thời gian nhất định. Những cơn đau nhức này là một vấn đề khá phổ biến, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Vậy thì, những nguyên nhân chính gây đau khớp gối là gì làm sao để phòng ngừa tình tình trạng này? Hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé.
1. Đau khớp gối là gì?
Đau khớp gối hay đau đầu gối là tình trạng khi các cơn đau xuất hiện ở khớp gối và khu vực xung quanh, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đau khớp gối là dấu hiệu cho thấy có tổn thương ở khớp gối hoặc các cấu trúc xung quanh như mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Vì khớp gối có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp hoạt động nhiều nhất nên nó rất dễ bị tổn thương.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, đau khớp gối được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Những cơn đau nhẹ thường đáp ứng tốt với các biện pháp tự chăm sóc nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết.
Người bị đau khớp gối thường đi kèm với cảm giác nhức mỏi, tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Khớp gối bị sưng và cứng, đặc biệt rõ rệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc gập khớp và có thể nghe thấy tiếng kêu lục khục khi di chuyển khớp.
Tình trạng đau khớp gối thường tiến triển qua các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn đầu, đau chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực nhiều hoặc sau một thời gian dài ngồi. Ở giai đoạn trung bình, cơn đau trở nên dai dẳng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đến giai đoạn nặng, đau khớp gối trở nên nghiêm trọng, kèm theo sưng và cứng khớp, cần được điều trị ngay để tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân gây đau khớp gối
Thoái hóa khớp gối
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng đau khớp gối. Khi cơ thể lão hóa, sụn khớp dần mất đi độ mịn màng và đàn hồi, làm cho việc di chuyển của khớp gối trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối dẫn đến đau nhức, đặc biệt là khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
Chấn thương ở khớp gối
Bên cạnh thoái hóa, các chấn thương ở khớp gối như rách dây chằng, bong gân, hoặc các vết thương từ tai nạn cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp. Những chấn thương này không chỉ gây đau ngay lúc xảy ra mà còn có thể để lại những di chứng lâu dài, làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề khớp nghiêm trọng sau này.
Viêm khớp
Viêm khớp bao gồm viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do gout là các bệnh lý gây ra tình trạng viêm và sưng ở khớp gối, dẫn đến đau nhức và cứng khớp. Viêm khớp thường đi kèm với triệu chứng sưng đỏ và hạn chế vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tăng cân, béo phì
Béo phì cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra và làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau khớp gối. Trọng lượng cơ thể quá mức tạo ra áp lực lớn lên khớp gối, dẫn đến thoái hóa sụn và viêm khớp theo thời gian.
Yếu cơ và dây chằng
Ngoài ra, yếu cơ và dây chằng quanh khớp gối cũng có thể dẫn đến đau khớp. Khi cơ bắp và dây chằng không đủ mạnh để hỗ trợ khớp gối, áp lực sẽ dồn lên sụn và xương, gây ra tổn thương và đau đớn.
3. Các chuẩn đoán liên quan đến đau khớp gối
Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau dữ dội hoặc đột ngột, sưng đáng kể hoặc biến dạng khớp, sốt, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì việc thăm khám kịp thời là cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và sử dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại để xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau khớp gối, các bác sĩ thường sử dụng một loạt các kỹ thuật hình ảnh và xét nghiệm. X-quang là phương pháp phổ biến nhất, cho phép đánh giá tình trạng của xương và khớp, giúp phát hiện các dấu hiệu của thoái hóa khớp hoặc tổn thương xương.
Tuy nhiên, MRI lại cho phép tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về các mô mềm như sụn, dây chằng và cơ. Đây là xét nghiệm lý tưởng khi cần đánh giá các tổn thương ở mô mềm mà X-quang không thể hiển thị.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác của đau khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout. Các xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin về tình trạng viêm nhiễm và sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Siêu âm khớp cũng là một công cụ quan trọng, giúp phát hiện tình trạng viêm hoặc tràn dịch khớp, từ đó xác định chính xác mức độ tổn thương và tình trạng của khớp gối.
>> Xem thêm: Cách giảm đau nhức cánh tay
4. Cách điều trị đau khớp gối
Sau khi đã chẩn đoán được nguyên nhân gây đau khớp gối, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị thích hợp.
Điều trị không phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật thường là bước đầu tiên và có thể bao gồm nhiều biện pháp như nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong điều trị đau khớp gối, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp, cải thiện độ linh hoạt và giảm đau.
Trong một số trường hợp, việc giảm cân an toàn tại nhà cũng được khuyến khích nếu bệnh nhân bị thừa cân, để giảm áp lực lên khớp gối và cải thiện triệu chứng.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, hoặc nếu tổn thương ở khớp gối quá nặng, phẫu thuật có thể là lựa chọn cần thiết. Phẫu thuật thay khớp gối hoặc sửa chữa dây chằng là những biện pháp thường được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng.
Thay khớp gối có thể giúp phục hồi chức năng vận động và giảm đau, trong khi các phẫu thuật sửa chữa dây chằng giúp khớp gối trở lại hoạt động bình thường mà không gây thêm tổn thương. Quyết định phẫu thuật sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa.
Đau khớp gối có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ thoái hóa khớp đến viêm nhiễm hoặc chấn thương. Nếu bạn đang trải qua các triệu chứng đau khớp gối và chúng không thuyên giảm, việc tìm gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán là rất quan trọng. Phòng tập Fitness Unity Fitness chúc bạn luôn có một sức khỏe và thể trạng tốt nhất.
Top 4 thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
[Hỏi đáp] Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?
Nguyên nhân tai biến mạch máu não? Và những điều cần biết
Những mẹo chữa bong gân hiệu quả và nhanh chóng tại nhà
Trật khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mỡ máu cao là gì? Biến chứng mỡ máu cao có nguy hiểm không?
10 cách tỉnh ngủ nhanh mà không cần uống cà phê
Nên làm gì khi bị trật khớp cổ chân?