Bạn đang cảm thấy đau nhói ở vùng bụng nhưng không biết đây là dấu hiệu của cơn đau dạ dày hay có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh lý nào khác?
Đừng lo lắng vì bài viết này Unity Fitness sẽ giải đáp thắc mắc đau dạ dày bên nào và bật mí cách ngăn ngừa và hạn chế tình trạng đau dạ dày.
1. Đau dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu đau dạ dày bên nào để xác định tình trạng, hãy cùng phòng tập Unity Fitness điểm qua một vài thông tin về căn bệnh đau dạ dày thường gặp này. .
Tìm hiểu đau dạ dày bên nào để xác định tình trạng bệnh
Đau dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Khi dạ dày bị tổn thương, các cơn đau âm ỉ có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù tình trạng này ban đầu có vẻ không nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây đau dạ dày thường xuất phát từ việc niêm mạc bị tổn thương, hình thành các vết loét. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng, khó chịu kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Tình trạng đau dạ dày có thể khác nhau ở mỗi người, từ mức độ nhẹ đến nặng. Vì vậy, việc nhận biết sớm nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Đau dạ dày bên nào?
Đau dạ dày là tình trạng khi lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, thường do viêm loét gây ra. Vậy thực tế thì đau dạ dày bên nào?
Vị trí đau dạ dày có thể khác nhau tùy theo mức độ và loại tổn thương. Dưới đây là một số vị trí phổ biến của cơn đau dạ dày:
Đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị nằm giữa ngực, phía trên rốn. Các cơn đau tại đây thường lan ra lưng hoặc ngực, gây cảm giác tức ngực, đau âm ỉ kéo dài. Kèm theo có thể là hiện tượng ợ chua, nóng rát vùng bụng trên, chán ăn, đầy hơi. Đau ở vùng này không chỉ là dấu hiệu của đau dạ dày, mà còn có thể liên quan đến viêm tụy hay sỏi mật.
Đau vùng giữa bụng
Nhắc đến vị trí đau dạ dày bên nào phổ biến nhất, chắc chắn phải nói đến các cơn đau xuất hiện ở vùng quanh rốn. Mặc dù đôi khi có thể bị nhầm lẫn với viêm tụy, viêm hang vị, hay sỏi thận. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, và có thể bị đau quặn hoặc âm ỉ kéo dài.
Đau phía trên bên trái hoặc bên phải
Cơn đau có thể bắt đầu từ vùng thượng vị, sau đó lan ra hai bên và cả lưng. Thường gặp nhất là đau phía trên bên trái, kèm theo triệu chứng đói bụng, xót ruột, nóng bụng. Đau ở phía bên phải của bụng có thể liên quan đến các vấn đề về gan, túi mật, hoặc ruột thừa.
Cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi ăn nhưng đa số sẽ đi kèm với cảm giác đầy bụng, buồn nôn, và ợ chua.
Việc xác định đau dạ dày bên nào không chỉ giúp nhận diện rõ hơn tình trạng bệnh nhưng vẫn cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
>> Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?
3. Nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến
Sau khi xác định đau dạ dày bên nào và các biểu hiện của nó thì việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng tái phát. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dạ dày bao gồm:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, gây ra viêm và loét. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến chảy máu, xuất huyết dạ dày, và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống kém khoa học là một yếu tố quan trọng góp phần vào tình trạng đau dạ dày. Các thói quen như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, nhịn ăn quá lâu, ăn quá no, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, muối, đường, và thực phẩm chế biến sẵn đều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
- Áp lực và căng thẳng: Tinh thần căng thẳng, lo âu và áp lực trong cuộc sống có thể làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau dạ dày. Căng thẳng làm tăng sản xuất axit dạ dày và kích thích co bóp dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc và khả năng cao phát triển bệnh lý nghiêm trọng hơn.
>> Xem thêm: Mách bạn cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức tại nhà
4. Cách hỗ trợ ngăn ngừa đau dạ dày
Để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày của cơ thể, phòng tập thể hình lưu ý đến những thói quen sau để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh:
- Chế độ ăn uống khoa học: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chậm và nhai kỹ. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, và đồ ăn có tính axit vì điều này gây áp lực trực tiếp lên dạ dày.
- Uống đủ nước: Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Hãy bổ sung 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày và thêm nước trái cây tươi, nước dừa, sữa tươi vào chế độ ăn uống.
- Hạn chế chất kích thích: Từ bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, cà phê và các chất kích thích khác.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và tránh thức khuya sau 23h để cải thiện sức khỏe và tinh thần hiệu quả nhất.
- Giảm stress: Tìm cách giảm lo âu, căng thẳng, và thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe dạ dày tốt hơn.
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ để được thăm khám xem đau dạ dày bên nào sẽ góp phần phát hiện sớm các vấn đề về dạ dày.
Đau dạ dày là một vấn đề phổ biến có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cho nên đau dạ dày bên nào là một thông tin quan trọng mà bất cứ ai cũng cần phải lưu tâm. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng đau dạ dày, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể giảm thiểu tình trạng đau dạ dày và cải thiện sức khỏe của mình.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “đau dạ dày bên nào” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đường huyết cao có nguy hiểm không? Nên ăn gì giảm đường huyết?
Cách chữa bong gân tại nhà không cần dùng thuốc
Những dấu hiệu sắp có kinh để chị em nhận biết sớm
Mỡ máu cao là gì? Biến chứng mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Testosterone là gì? 9 vai trò của testosterone
Căng cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hạn chế căng cơ
Bị chóng mặt uống thuốc gì hiệu quả tức thì?