Bạn đã từng bị đau nhức, sưng và khó cử động ngón tay chưa? Nếu đã từng thì có thể bạn đã trải qua một chấn thương phổ biến là bong gân ngón tay.
Nhưng đừng lo, chúng ta sẽ cùng Unity Fitness tìm hiểu về tình trạng này và cách xử lý nó một cách hiệu quả nhất.
1. Bong gân ngón tay là gì?
Bong gân ngón tay xảy ra khi các dây chằng kết nối xương ngón tay bị căng quá mức hoặc rách. Đây là một chấn thương trong thể thao thường gặp, đặc biệt ở những người tham gia hoạt động dùng tay để chơi như bóng chuyền, bóng rổ, hay cầu lông.
Dây chằng là những cấu trúc mô liên kết quanh khớp, có vai trò quan trọng trong việc giữ vững và bảo vệ các đầu khớp, giúp kết nối các xương lại với nhau. Khi ngón tay cái hoặc các ngón khác gặp chấn thương, tình trạng bong gân xảy ra khi chúng bị bẻ gập một cách bất thường, thường xuất hiện khi ngã và bàn tay bị xòe ra để chống đỡ.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong gân ngón tay
Bong gân ngón tay là một trong những chấn thương thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các tình huống đơn giản hàng ngày đến hoạt động thể thao đòi hỏi sự linh hoạt cao. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:
Chấn thương trực tiếp
Đôi khi chỉ cần một lực va đập mạnh, chẳng hạn như vô tình đóng mạnh ngón tay vào một vật cứng, cũng có thể gây ra bong gân. Lực tác động lớn có thể làm căng giãn hoặc rách dây chằng trong khớp ngón tay.
Chấn thương gián tiếp
Ngã mạnh xuống đất hoặc bị một vật nặng rơi lên tay cũng là nguyên nhân gây ra bong gân ngón tay. Khi tay chịu áp lực đột ngột, dây chằng có thể bị kéo căng hoặc rách mà không có sự bảo vệ kịp thời.
Hoạt động thể thao
Những người tham gia thể thao, đặc biệt là các môn như bóng rổ, bóng chuyền, hay quần vợt, thường gặp nguy cơ bong gân do thực hiện các động tác nhanh và mạnh mà không chuẩn bị kỹ thuật đúng cách. Động tác xoay hoặc vặn đột ngột có thể khiến dây chằng bị tổn thương.
Tai nạn
Những tai nạn như bị cắt hoặc đâm vào ngón tay cũng có thể làm tổn thương dây chằng, dẫn đến bong gân. Ngoài ra, các tình huống va chạm bất ngờ trong công việc hay sinh hoạt hàng ngày cũng là yếu tố nguy cơ.
>> Xem thêm: Bong gân bàn chân làm gì để nhanh khỏi
3. Dấu hiệu khi bị bong gân ngón tay
Bong gân ngón tay dù ít gặp biến chứng nghiêm trọng vẫn có nguy cơ gây ra các vấn đề nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên rằng người bệnh nên điều trị ngay khi triệu chứng xuất hiện để tránh tình trạng nặng hơn.
Khi bị bong gân, cơ thể sẽ phản ứng lại với những triệu chứng đặc trưng để cảnh báo về tổn thương. Các dấu hiệu của bong gân ngón tay thường bao gồm:
- Đau nhức, sưng và bầm tím: Sau khi bị chấn thương, khu vực ngón tay thường xuất hiện đau ngay lập tức, kèm theo sưng và có thể có vết bầm tím do mạch máu nhỏ bị tổn thương.
- Khó cử động hoặc hạn chế khả năng di chuyển: Người bị bong gân ngón tay sẽ gặp khó khăn khi cử động ngón tay hoặc cảm thấy đau mỗi khi cố gắng di chuyển, dẫn đến hạn chế khả năng sử dụng ngón tay trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cảm giác yếu hoặc mất cảm giác: Bong gân có thể làm ngón tay yếu đi, không thể nắm chặt hay cầm nắm đồ vật. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn cảm thấy mất cảm giác tạm thời do ảnh hưởng lên các dây thần kinh xung quanh.
>> Xem thêm: Cách chữa bong gân tại nhà nhanh không cần dùng thuốc
4. Cách xử lý khi bị bong gân ngón tay
Việc xử lý bong gân ngón tay đó là cần tập trung vào việc giảm đau, sưng và phù nề để giúp người bị chấn thương nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là các bước cơ bản để xử trí khi gặp phải tình trạng bong gân:Việc xử lý bong gân ngón tay cần tập trung vào việc giảm đau, sưng và phù nề
- Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao tay: Ngay sau khi xảy ra chấn thương, cần dừng mọi hoạt động liên quan đến ngón tay bị bong gân. Chườm đá lên vùng bị tổn thương từ 15-20 phút, lặp lại khoảng 4 lần mỗi ngày cho đến khi sưng và đau giảm bớt. Việc băng ép nhẹ nhàng và nâng cao tay cũng giúp giảm thiểu tình trạng sưng.
- Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin, hoặc acetaminophen có thể được sử dụng để giảm đau và giảm viêm cho ngón tay bị bong gân.
- Cố định ngón tay bằng nẹp: Để giúp ngón tay bị tổn thương nhanh chóng hồi phục, nẹp cố định có thể được sử dụng để giữ ngón tay ở vị trí cố định. Đặc biệt, nếu ngón tay cái bị bong gân, thời gian cố định có thể kéo dài hơn do sự quan trọng của dây chằng trong ngón tay này. Trong trường hợp dây chằng bị rách nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết để hàn gắn tổn thương.
- Theo dõi và phục hồi: Nếu bong gân kèm theo trật khớp hoặc gãy xương, có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy, hạn chế vận động và mất sức mạnh trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tuy nhiên, nếu chỉ bị bong gân, các triệu chứng thường sẽ biến mất sau khoảng 1-3 tuần.
5. Làm thế nào để phòng ngừa bong gân ngón tay?
Thời gian phục hồi từ bong gân ngón tay có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Và để hạn chế tình trạng bong gân ngón tay, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày, phòng tập Fitness lưu ý đến những điều sau:
- Làm ấm cơ trước khi hoạt động: Dành thời gian để làm ấm cơ trước khi tham gia hoạt động thể thao.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ: Đeo găng tay hoặc miếng bảo vệ ngón tay phù hợp khi cần thiết.
- Học kỹ thuật đúng: Đảm bảo bạn thực hiện các động tác thể thao đúng kỹ thuật để giảm nguy cơ chấn thương.
- Tăng cường sức mạnh: Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh cho tay và ngón tay.
Bong gân ngón tay là một chấn thương đặc biệt phổ biến đối với những người chơi thể thao nhưng với cách xử lý đúng và phòng ngừa thích hợp, bạn có thể giảm thiểu đau đớn và thời gian phục hồi. Hãy nhớ rằng nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Sơ cứu đột quỵ thế nào là đúng cách? Bước sơ cứu nhanh chóng
Bong gân mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?
Các vị trí đau sau lưng nguy hiểm nhất mà bạn cần biết
Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Dây chằng là gì? Vai trò của dây chằng trong luyện tập
Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp từng độ tuổi
Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm cảm giác khó chịu cho phái nữ?