Khi bạn gặp chấn thương ở khớp hoặc cơ, bạn có thể thắc mắc liệu đó là bong gân hay căng cơ. Hai tình trạng này có thể gây đau đớn tương tự nhưng cách điều trị của chúng lại khác nhau.
Vậy, làm thế nào để phân biệt? Hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Bong gân là gì?
Chấn thương bong gân do sự dịch chuyển đột ngột của khớp, khiến khớp bị lệch
Bong gân là một loại chấn thương xảy ra khi các dây chằng, là các dải mô kết nối xương với nhau, bị kéo căng hoặc rách, thường xảy ra do vận động không đúng cách hoặc vận động quá mức. Chấn thương này rất phổ biến và xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị bong gân cao hơn trong khi tỷ lệ bong gân ở nam giới thường thấp hơn so với nữ giới. Nếu không phát hiện sớm hoặc điều trị không đúng cách, bong gân có thể dẫn đến các biến chứng, gây khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày.
Chấn thương bong gân do sự dịch chuyển đột ngột của khớp, khiến khớp bị lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc vượt quá giới hạn chuyển động, đều có khả năng gây ra bong gân. Thông thường, bong gân không phải là một chấn thương nghiêm trọng và thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ của chấn thương.
2. Các mức độ bong gân
Tùy theo lực tác động mạnh hay nhẹ mà mức độ bong gân sẽ biểu hiện với các triệu chứng khác nhau. Căn cứ vào mức độ từ nhẹ đến nặng, tình trạng bong gân được phân chia thành 3 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Các dây chằng bị giãn nhẹ nên cảm giác đau nhức sẽ chỉ xuất hiện khi người bệnh di chuyển, cử động hay xê dịch các khớp trên cơ thể.
- Mức độ 2: Các dây chằng bị rách một phần kèm với triệu chứng đau nhói xuất hiện liên tục theo cử động khớp. Nếu bệnh nhân nẹp cố định tổn thương kèm với tránh vận động khiến dây chằng tổn thương nặng hơn, khó hồi phục thì thời gian thường là 7 – 10 ngày.
- Mức độ 3: Các dây chằng bị rách hoàn toàn đồng thời kèm với các biến chứng như gãy nứt xương hoặc làm vỡ vài mảnh xương nhỏ. Lúc này, cổ tay của người bệnh sẽ sưng viêm và đau nhức dữ dội, nguy cơ cao mất hoàn toàn khả năng cử động.
Các dấu hiệu của bong gân là gì?
- Đau đột ngột và nghiêm trọng tại khớp
- Sưng và bầm tím
- Giới hạn vận động
- Đau khi di chuyển khớp
- Một tiếng “bóp” hoặc “rắc” khi chấn thương xảy ra
Căng cơ là gì?
Căng cơ hay còn gọi là chuột rút cơ, xảy ra khi các sợi cơ bị kéo căng quá mức hoặc bị rách. Điều này thường xảy ra khi bạn thực hiện một hoạt động thể chất quá mức hoặc không chuẩn bị đúng cách.
Các dấu hiệu của căng cơ là gì?
- Đau đột ngột và nghiêm trọng trong cơ
- Giới hạn vận động
- Đau khi di chuyển cơ
- Có thể cảm thấy một cục cơ cứng hoặc căng
>> Xem thêm: Căng cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hạn chế căng cơ
3. Phân biệt bong gân và căng cơ
Dù cả bong gân và căng cơ đều gây đau đớn và làm giảm khả năng vận động nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt.Phân biệt bong gân và căng cơ
Cảm giác đau
Đau do bong gân thường xuất hiện đột ngột và dữ dội ngay sau chấn thương, trong khi căng cơ thường gây ra cảm giác đau nhức dần dần, có thể xuất hiện sau một thời gian vận động quá mức.
Vết sưng
Bong gân thường dẫn đến tình trạng sưng và bầm tím rõ rệt hơn, vì tổn thương dây chằng có thể làm tổn thương các mạch máu xung quanh. Ngược lại, căng cơ thường gây sưng ít hơn và không có bầm tím rõ rệt.
Vị trí chấn thương
Bong gân chủ yếu xảy ra ở các khớp, như cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân, và khớp gối. Trong khi đó, căng cơ thường xảy ra ở cơ bắp, như bắp chân, đùi, hoặc lưng dưới.
Giảm khả năng vận động: Bong gân thường làm giảm khả năng vận động của khớp nhiều hơn, do sự tổn thương và sưng ở khu vực khớp. Căng cơ thường làm giảm khả năng vận động của cơ bắp, nhưng mức độ ảnh hưởng có thể nhẹ hơn so với bong gân.
Tiếng “bốp”
Khi bị bong gân, bạn có thể nghe thấy tiếng “bốp” hoặc cảm thấy một cú sốc khi dây chằng bị rách. Điều này không thường xảy ra với căng cơ, nơi tiếng “bốp” không xuất hiện và đau nhức thường dần dần xuất hiện hơn.
>> Xem thêm: Mách bạn mẹo nhỏ chữa bong gân cổ chân nhanh lành
4. Cách xử lý khi bị bong gân cổ tay, cổ chân
Nắm rõ cách xử lý nhanh nhất khi bị bong gân gân cổ tay và cổ chân sẽ góp phần hạn chế một số biến chứng nguy hiểm:
Cố định khớp
Sử dụng băng vải hoặc băng thun để quấn và cố định khớp bị bong gân. Phương pháp này giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương.
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm dịu cơn đau và co mạch, từ đó giảm sưng. Nên chườm 4 – 8 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút. Cần lưu ý không để túi đá ở một vị trí quá lâu để tránh gây tổn thương phần mềm.
Nâng cao vùng khớp
Kê hoặc nâng cao vùng khớp bị tổn thương giúp giảm sưng và bầm tím hiệu quả. Nếu bị chấn thương ở tay, nên sử dụng túi treo tay hoặc gác tay lên bụng để giữ cho tay ở vị trí ổn định. Đối với chấn thương ở chân, gác cao chân bằng gối sẽ giúp giảm sưng và đau hiệu quả.
Hạn chế vận động
Tránh đặt trọng lực lên khu vực cổ tay hoặc cổ chân bị bong gân. Nếu cần di chuyển hoặc cử động, có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên khớp bị tổn thương. Sử dụng nẹp, đai, hoặc bột góp phần cố định khớp, từ đó bảo vệ khớp khỏi các tổn thương thêm.
Ứng dụng cho người chơi thể thao
Nếu bong gân xảy ra do chơi thể thao, có thể xịt ethyl clorua vào vùng bị tổn thương để làm lạnh tại chỗ, giúp giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường. Tuy nhiên, tránh sử dụng aspirin vì có thể gây chảy máu và chống ngưng kết tiểu cầu.
Điều trị từ bác sĩ
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Bên cạnh cạnh đó, hãy áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu và y học cổ truyền phù hợp với từng giai đoạn phục hồi để tăng cường quá trình chữa trị.
Bài viết của tập Gym Unity Fitness xoay quanh các thông tin sức khỏe và tình trạng bong gân đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nhiều người thường coi nhẹ bong gân, cho rằng đây chỉ là chấn thương nhỏ và sẽ tự khỏi mà không gây ảnh hưởng.
Vì thế, họ không chú trọng việc nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Điều này không chỉ làm quá trình hồi phục kéo dài mà trong nhiều trường hợp, bong gân còn trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến viêm sưng và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Bị xây xẩm chóng mặt nên uống gì để bớt choáng váng, thấy dễ chịu?
Bệnh tiểu đường có chữa được không? Cách phòng ngừa
6 triệu chứng hạ đường huyết không được xem thường
Triệu chứng thiếu máu não – Nhận biết sớm để ngăn ngừa
9 nguyên nhân huyết áp thấp có thể bạn chưa biết?
Đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
7 cách giảm cân sau sinh tại nhà hiệu quả cho mẹ bỉm
Nhận biết các triệu chứng cao huyết áp để phòng ngừa hiệu quả