Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Đây là một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và lo lắng.
Bài viết này của Unity Fitness sẽ giúp làm rõ vấn đề “bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không” cũng như đưa ra cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
1. Kiến thức cơ bản về thiếu máu cơ tim
Trước khi giải đáp thắc mắc “bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không”, hãy tìm hiểu kiến thức cơ bản về thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu đến tim giảm và cơ tim không thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động. Bệnh lâu dài, theo thời gian, có thể dẫn đến tổn thương cơ tim và suy giảm chức năng tim.
Điều này dẫn đến người bệnh dễ gặp một số biến chứng nguy hiểm, trong đó điển hình nhất là đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim càng đặc biệt nguy hiểm khi cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành đột ngột. Ngoài hai biến chứng trên, bệnh nhân thiếu máu cơ tim còn dễ gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, suy tim, hạn chế vận động thể chất, đau ngực mãn tính,… ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt.
Vậy bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Cách phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng theo dõi thông tin được chia sẻ ngay sau đây.
2. Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không?
Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Đây hiện đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm, lo lắng của rất nhiều người. Bởi thiếu máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời.
Thực tế hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp để chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim. Nhưng tình trạng này có thể được kiểm soát và sự tiến triển của nó bằng thuốc và thay đổi lối sống. Đáp án thực sự cho câu hỏi “Kiến thức cơ bản về thiếu máu cơ tim” đó là giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng như bệnh tim và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thay đổi lối sống
Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không nếu thay đổi lối sống? Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất bằng các bài tập nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, việc quản lý căng thẳng và duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Xem thêm: Bệnh tim mạch: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Điều trị bằng thuốc
Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không nếu điều trị bằng thuốc? Thuốc là một phần quan trọng trong điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Thuốc có thể giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và điều chỉnh của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa.
Can thiệp y tế
Nếu thuốc và thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát tình trạng thiếu máu cơ tim, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp can thiệp y tế để cải thiện lưu thông máu đến cơ tim, chẳng hạn như:
- Nong mạch vành và đặt stent: Một ống thông được sử dụng để mở rộng động mạch bị thu hẹp bằng cách bơm một quả bóng nhỏ, sau đó đặt một lưới kim loại (stent) để ngăn động mạch bị thu hẹp trở lại.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Các mạch máu trong cơ thể được sử dụng để mở ra một con đường mới cho máu, tránh tắc nghẽn trong động mạch và giúp máu lưu thông quanh các “đường vòng”.
- Điều trị đối xung động ngoại biên tăng cường (EECP): Đây là phương pháp không xâm lấn, sử dụng bóng để tăng cường lưu thông máu đến tim, giúp giảm đau thắt ngực và cải thiện khả năng vận động, đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc nong mạch.
Đến đây chắc hẳn người bệnh đã tìm ra được câu hỏi cho thắc mắc bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Đáp án của thắc mắc “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không” là không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng những biện pháp nêu trên sẽ giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim
Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp người bệnh sớm phát hiện mà còn ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Các dấu hiệu của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian dẫn đến tình trạng thiếu máu. Những biểu hiện thường gặp của bệnh thiếu máu cơ tim bao gồm:
- Đau thắt ngực: Đau ngực, nặng nề hoặc áp lực ở ngực. Cơn đau có thể lan đến vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay. Cơn đau thường xảy ra sau khi hoạt động thể chất, căng thẳng tâm lý hoặc sau một bữa ăn thịnh soạn và giảm bớt khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch như nitroglycerin.
- Khó thở: Cảm thấy khó thở hoặc hụt hơi, đặc biệt là khi hoạt động thể chất hoặc nằm.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi bất thường hoặc thiếu năng lượng, thường xảy ra ngay cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.
- Hồi hộp hoặc đánh trống ngực: Cảm giác tim bạn đập nhanh, mạnh hoặc không đều.
- Đau ngực không đặc hiệu: Triệu chứng đau ngực có thể không rõ ràng. Đôi khi cơn đau âm ỉ và liên tục, hoặc đôi khi nó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.
- Buồn nôn và nôn: Buồn nôn hoặc nôn có thể kèm theo đau ngực hoặc khó thở. Đây là một triệu chứng không phổ biến nhưng có thể xảy ra trong trường hợp thiếu máu cơ tim nghiêm trọng.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Chóng mặt hoặc ngất xỉu xảy ra khi cơ tim không thể cung cấp đủ máu lên não. Thường xảy ra trong bối cảnh thiếu máu cơ tim nghiêm trọng hoặc lưu lượng máu giảm đột ngột.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào gợi ý thiếu máu cơ tim, đặc biệt là đau ngực hoặc khó thở thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cảnh báo 8 dấu hiệu bệnh tim mạch cần đi khám ngay
4. Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả
Một lối sống khoa học, lành mạnh là điều kiện tiên quyết giúp duy trì sự ổn định của cơ thể và nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh thiếu máu cơ tim cần chú ý các vấn đề sau:
- Ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Hạn chế muối, đường và các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Từ bỏ những thói quen xấu: Không uống rượu, hút thuốc, chất kích thích hay caffeine.
- Tập thể dục: Tập thể dục mỗi ngày phù hợp với thể trạng như đi bộ, tập yoga, bơi lội…
- Kiểm soát căng thẳng: Cần duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Theo dõi chặt chẽ bệnh: Người bệnh cần theo dõi, kiểm soát các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giữ huyết áp và đường huyết ổn định.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Mặc dù chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực và can thiệp y tế khi cần thiết.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ để rèn luyện và nâng cao sức khỏe thì hãy đến với Phòng tập gym uy tín Unity Fitness. Đây là cơ sở phòng tập hàng đầu với hệ thống trang thiết bị tập luyện hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ huấn luyện viên có trình độ chuyên môn sẽ lên kế hoạch tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau lưng giữa: Tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục tại nhà
Sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách
Bị đau sau lưng bên trái dưới bả vai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đau thắt lưng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bị chóng mặt uống thuốc gì hiệu quả tức thì?
Huyết áp bao nhiêu thì là thấp? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái là do đâu? Có nguy hiểm không?
Chữa gù lưng khi ngủ với các tư thế đơn giản mà hiệu quả ca