Bạn có bao giờ nghe bác sĩ nhắc đến cholesterol khi khám sức khỏe định kỳ? Nếu có, chắc chắn bạn cũng từng băn khoăn: “HDL và LDL là gì? Tại sao một loại lại được gọi là “tốt” còn loại kia lại bị gắn mác “xấu”?”
Đừng lo, hôm nay hãy cùng Unity Fitness giải mã mọi thắc mắc ở bài viết này nhé!
1. Cholesterol là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về HDL và LDL là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cholesterol là gì.
Cholesterol là một dạng chất béo (lipid) có mặt trong máu của bạn. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để xây dựng tế bào, sản xuất hormone và hỗ trợ tiêu hóa. Nói nôm na, cholesterol giống như “nguyên liệu xây dựng” cần thiết để vận hành “nhà máy cơ thể”.
Cholesterol đến từ hai nguồn chính:
- Tự sản xuất: Gan của bạn tự tổng hợp ra khoảng 75% lượng cholesterol cần thiết.
- Thực phẩm: 25% còn lại đến từ những gì bạn ăn, như thịt, trứng, sữa, phô mai,…
Cholesterol trong máu không di chuyển tự do mà phải nhờ vào các “xe tải” chuyên chở gọi là lipoprotein. Và thế là, chúng ta có hai loại chính:
- HDL (High-Density Lipoprotein) – Lipoprotein tỷ trọng cao
- LDL (Low-Density Lipoprotein) – Lipoprotein tỷ trọng thấp
2. HDL và LDL là gì?
Vậy HDL và LDL là gì? HDL hay còn gọi là “cholesterol tốt”, là loại lipoprotein có khả năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô trong cơ thể quay về gan để xử lý và đào thải. Nói cách khác, HDL giống như “chiếc xe rác”, gom hết cholesterol thừa và đưa về “nhà máy xử lý chất thải”.
- Làm sạch động mạch: HDL giúp loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Bảo vệ tim mạch: Lượng HDL cao sẽ giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
- Kháng viêm tự nhiên: HDL còn giúp giảm viêm trong lòng mạch máu.

LDL được mệnh danh là “cholesterol xấu” vì nó mang cholesterol từ gan đến các mô. Nếu dư thừa, LDL sẽ lắng đọng trên thành động mạch, tạo thành các mảng xơ vữa – giống như cặn bẩn bám trong ống nước vậy.
- Gây tắc nghẽn động mạch: Mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông máu.
- Tăng nguy cơ bệnh tim: Động mạch bị tắc có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Hình thành cục máu đông: Các mảng xơ vữa vỡ ra có thể gây cục máu đông, cực kỳ nguy hiểm.
>>>Xem thêm: HDL cholesterol là gì? Ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
3. Sự khác nhau giữa HDL và LDL
Để nắm rõ về HDL và LDL là gì hãy cùng đi phân tích sự khác nhau giữa chúng:
Tiêu chí | HDL | LDL |
Biệt danh | Cholesterol “tốt” | Cholesterol “xấu” |
Vai trò | Mang cholesterol dư thừa từ các mô và động mạch về gan để đào thải | Mang cholesterol từ gan đến mô và cơ quan |
Ảnh hưởng đến sức khỏe | Giúp làm sạch mạch máu, bảo vệ tim mạch | Tích tụ mảng bám trong mạch máu, gây xơ vữa, tắc nghẽn |
Mức lý tưởng | Càng cao càng tốt | Càng thấp càng tốt |
Nguy cơ nếu mất cân bằng | HDL thấp: tăng nguy cơ bệnh tim | LDL cao: tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ |
4. Mức HDL/LDL lý tưởng là bao nhiêu?
Hiểu rõ về HDL và LDL là gì hãy cùng đi tìm hiểu về mức lý tưởng của hai chỉ số này là bao nhiêu? Dưới đây là mức HDL và LDL lý tưởng theo các khuyến nghị y khoa hiện nay:
Mức HDL (cholesterol tốt) lý tưởng:
- Nam giới: trên 40 mg/dL
- Nữ giới: trên 50 mg/dL
- Càng cao càng tốt: HDL cao giúp bảo vệ tim mạch hiệu quả hơn.
Mức LDL (cholesterol xấu) lý tưởng:
- Dưới 100 mg/dL: mức lý tưởng cho người bình thường.
- 70 – 100 mg/dL: mức lý tưởng cho những người có nguy cơ tim mạch cao (ví dụ: đã từng bị nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp,…).
- 100 – 129 mg/dL: chấp nhận được đối với người không có nguy cơ cao.
- 130 – 159 mg/dL: hơi cao, cần theo dõi.
- 160 mg/dL trở lên: cao, nguy cơ tim mạch rất lớn.

Tỷ lệ HDL/LDL lý tưởng:
Một tỷ lệ HDL/LDL khoảng 0,4 – 0,5 trở lên là rất tốt. Ngoài ra, cũng nên để tổng cholesterol/HDL dưới 5, tốt nhất là dưới 3.5.
Nói đơn giản:
- HDL càng cao càng tốt.
- LDL càng thấp càng tốt.
- Tỷ lệ HDL/LDL càng lớn càng bảo vệ tim tốt hơn.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HDL và LDL
Để cải thiện chỉ số HDL và LDL là gì ở mức bình thường thì dưới đây là một số yếu tố mà bạn hoàn toàn có khả năng tác động để cải thiện mức HDL và LDL của mình. Dưới đây là một số yếu tố cũng như cách điều chỉnh được Unity Fitness tổng hợp từ các tài liệu chuyên khoa đưa ra:
Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố cao ảnh hưởng khiến LDL tăng cao hay thường gọi là cholesterol tăng cao.
- Chất béo bão hòa: Có nhiều trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa nguyên kem (bơ, phô mai), dầu dừa, dầu cọ. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức LDL (“cholesterol xấu”).
- Chất béo chuyển hóa (trans fat): Thường có trong đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, bánh ngọt công nghiệp. Chất béo chuyển hóa không chỉ làm tăng LDL mà còn làm giảm HDL (“cholesterol tốt”).
- Cholesterol trong thực phẩm: Có trong lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, tôm. Tác động của cholesterol trong thực phẩm lên cholesterol máu ở mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung, việc hạn chế vẫn được khuyến nghị.
- Chất béo không bão hòa: Có trong dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó), cá béo (cá hồi, cá thu). Chất béo không bão hòa có thể giúp giảm LDL và tăng HDL.
- Omega-3: Một loại chất béo không bão hòa đa có nhiều trong cá béo, hạt lanh, hạt chia. Omega-3 có lợi cho tim mạch và có thể giúp tăng nhẹ HDL.
- Chất xơ hòa tan: Có trong yến mạch, các loại đậu, táo, cam. Chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thu cholesterol từ ruột vào máu.
>>>Xem thêm: Top thực phẩm “vàng” cho người Cholesterol cao
Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập aerobic (chạy bộ, bơi lội, đạp xe) hoặc cái bài tập gym, yoga,… có thể giúp tăng mức HDL và giảm mức LDL cũng như triglyceride (một loại chất béo khác trong máu). Hoạt động thể chất giúp cải thiện quá trình trao đổi chất béo và tăng cường khả năng loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể.
Cân nặng
Thừa cân hoặc béo phì thường đi kèm với mức LDL cao hơn, mức HDL thấp hơn và mức triglyceride cao hơn. Giảm cân, ngay cả một lượng nhỏ (5-10% trọng lượng cơ thể), cũng có thể mang lại những cải thiện đáng kể cho mức cholesterol.
Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một “kẻ thù” thực sự của cholesterol. Nó làm giảm đáng kể mức HDL (“cholesterol tốt”) và làm tăng mức LDL (“cholesterol xấu”). Bỏ thuốc lá là một trong những thay đổi lối sống quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe tim mạch và mức cholesterol.
Bên cạnh đó uống rượu điều độ có thể làm tăng nhẹ mức HDL. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu lại có thể làm tăng mức triglyceride và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Di truyền
Gen di truyền từ cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến cách cơ thể bạn sản xuất và xử lý cholesterol. Một số người có xu hướng di truyền mức cholesterol cao hơn dù họ có lối sống lành mạnh (ví dụ, bệnh tăng cholesterol máu gia đình – familial hypercholesterolemia).
Tuổi tác và giới tính
Khi chúng ta già đi, mức cholesterol thường có xu hướng tăng lên. Ở phụ nữ, mức LDL có thể tăng đáng kể sau thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi nội tiết tố.
Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ thường có mức HDL cao hơn nam giới. Tuy nhiên, sau mãn kinh, sự khác biệt này có thể giảm đi.
Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol, bao gồm:
- Tiểu đường: Thường liên quan đến mức LDL cao hơn và HDL thấp hơn.
- Suy giáp: Có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần và LDL.
- Bệnh thận mãn tính: Có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid.
- Bệnh gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và xử lý cholesterol, vì vậy các bệnh về gan có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol.
- HIV/AIDS: Một số loại thuốc điều trị HIV cũng có thể làm tăng mức cholesterol.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp về HDL và LDL là gì được CLB Gym Unity Fitness tổng hợp. Có thể thấy hai loại lipoprotein quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò khác nhau trong việc vận chuyển cholesterol. LDL có thể gây hại khi tích tụ quá nhiều, trong khi HDL lại giúp bảo vệ tim mạch bằng cách loại bỏ cholesterol dư thừa. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về HDL và LDL.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Võ Karate là gì? Những điều cần nắm rõ về học võ Karate
DHA có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
5 cách giãn cơ tay đơn giản hiệu quả không thể bỏ qua!
Tổng hợp các loại canxi tăng chiều cao cho tuổi dậy thì
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé chính xác nhất qua từng giai đoạn
Căng cơ bắp chân là gì? Cách khắc phục hiệu quả
Tìm hiểu cách cao lên 10cm trong 1 tuần và hiệu quả thực sự
Tầm quan trọng của sức khỏe: Tài sản quý giá nhất của con người