[Giải đáp] Bánh đúc bao nhiêu calo? Ăn bánh đúc có béo không?

Bánh đúc là một món ăn quen thuộc gắn liền với văn hóa ẩm thực Việt Nam, đã trở thành phần ký ức không thể thiếu của nhiều thế hệ. 

Với hương vị giản dị, mềm mịn và thơm béo, bánh đúc luôn có sức hút đặc biệt, dù là ở các quán hàng rong, chợ quê, hay trên bàn ăn gia đình.

Vậy với những bạn trong quá trình giảm cân sẽ tìm hiểu“Bánh đúc bao nhiêu calo hay ăn bánh đúc có béo không?

Bài viết này Unity Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về món ăn này, từ giá trị dinh dưỡng đến cách ăn sao cho lành mạnh.

1. Bánh đúc là gì?

Bánh đúc bao nhiêu calo
Bánh đúc là một món ăn truyền thống phổ biến với hương vị thơm ngon

Trước khi đi vào tìm hiểu bánh đúc bao nhiêu calo thì cần tìm hiểu rõ về bánh đúc là gì. Bánh đúc là một món ăn truyền thống được làm từ các nguyên liệu đơn giản như bột gạo, bột năng, nước và muối. Khi chín, bánh có kết cấu mềm mịn, hơi dai và có vị béo nhẹ. Tùy thuộc vào từng vùng miền, bánh đúc có thể được biến tấu với nhiều cách chế biến khác nhau, tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn riêng biệt.

Bánh đúc không chỉ phổ biến mà còn rất phong phú về hương vị:

  • Bánh đúc nóng (miền Bắc): Ăn kèm thịt băm, mộc nhĩ, nước mắm chua ngọt, tạo nên hương vị đậm đà, ấm áp.
  • Bánh đúc mặn (miền Trung): Thường có thêm tôm khô, thịt băm, hành phi, mang đậm phong cách miền biển.
  • Bánh đúc lá dứa (miền Nam): Đặc trưng với màu xanh mướt của lá dứa và vị ngọt béo từ nước cốt dừa.

2. Bánh đúc bao nhiêu calo?

Bánh đúc bao nhiêu calo
Bánh đúc bao nhiêu calo? Bánh đúc nóng chứa 485 calo/ 100g

Vậy bánh đúc bao nhiêu calo? Thường thì mỗi loại bánh đúc sẽ có hàm lượng calo khác nhau, tùy thuộc vào cách chế biến và các nguyên liệu đi kèm. Theo nghiên cứu đưa ra từ các chuyên gia dinh dưỡng được Unity Fitness tổng hợp lại sẽ thấy rằng bánh đúc được làm từ bột gạo sẽ có hàm lượng calo không quá cao. Cụ thể với 100g bánh đúc bao nhiêu calo thì 100g bánh đúc lạc chứa 105 calo với:

  • Bột gạo tẻ: 50 calo
  • Lạc: 40 calo
  • Các gia vị khác: 15 calo

Dưới đây là tổng hợp calo của các bánh đúc được chế biến khác theo từng vùng miền như:

Bánh đúc nóng bao nhiêu calo?

Bánh đúc nóng từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc, đặc biệt là trong những ngày đông lạnh. Chẳng có gì sánh bằng việc thưởng thức một bát bánh đúc nóng hổi vào buổi sáng, khi không khí còn se lạnh. Món ăn này kết hợp giữa bánh đúc dẻo thơm, thịt băm đậm đà, nước dùng ấm áp và chút rau mùi xanh mát, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. Tuy nhiên, vì có thêm topping và nước dùng, hàm lượng calo của bánh đúc nóng khá cao, ước tính khoảng 485 calo/100g, cao hơn nhiều so với bánh đúc lạnh.

>>Xem thêm: 1 bát cháo lòng bao nhiêu calo? Ăn có tốt sức khỏe không?

Bánh đúc lá dứa bao nhiêu calo?

Nếu bạn yêu thích bánh đúc lá dứa, đây là một món ăn không chỉ thơm ngon mà còn bắt mắt nhờ màu xanh tự nhiên của lá dứa. Nguyên liệu làm món này bao gồm bột bánh đúc, nước cốt dừa, đường, lá dứa, mè rang và một chút muối. Do không chứa quá nhiều dầu mỡ hay thịt băm, lượng calo của bánh đúc lá dứa khá thấp, chỉ khoảng 125 calo/100g. Bạn có thể thưởng thức món ăn này một cách thoải mái, nhưng tốt nhất là nên ăn khoảng 1-2 lần mỗi tuần và không dùng để thay thế các bữa chính.

Bánh đúc mặn bao nhiêu calo?

Bánh đúc mặn là một biến tấu thú vị với hương vị đậm đà nhờ việc trộn thêm muối trực tiếp vào bột bánh. Món này thường được ăn kèm với nhân tôm, thịt băm và nước mắm chua ngọt, tạo nên một món ăn hấp dẫn và khó cưỡng. Chính vì sự kết hợp này mà hàm lượng calo trong bánh đúc mặn thường cao hơn so với bánh đúc trắng truyền thống. Cụ thể, 100g bánh đúc bao nhiêu calo với bánh đúc mặn chứa khoảng 290 calo. Nếu bạn là người thích món ăn này, hãy cân đối lượng ăn để tránh việc nạp quá nhiều calo trong ngày.

>>Xem thêm: Cơm gà xối mỡ bao nhiêu calo? Ăn có mập không?

3. Ăn bánh đúc có béo không?

Bánh đúc bao nhiêu calo
Ăn bánh đúc không thể gây béo nếu bạn biết cách ăn đúng

Với giải đáp về bánh đúc bao nhiêu calo thì có lẽ ăn bánh đúc có béo không bạn đã có câu trả lời. Một trong những lý do khiến nhiều người ngại ăn bánh đúc là do lo lắng về việc tăng cân. Tuy nhiên, việc ăn bánh đúc có béo hay không phụ thuộc vào cách bạn ăn và lượng bánh đúc mà bạn tiêu thụ.

  • Nếu ăn vừa phải (100-150g): Một phần bánh đúc như vậy chỉ cung cấp khoảng 200-300 calo, không gây ảnh hưởng nhiều đến cân nặng, đặc biệt nếu bạn có lối sống năng động.
  • Nếu ăn quá nhiều (300-500g): Lượng calo sẽ tăng cao, dễ dẫn đến thừa năng lượng và tích mỡ.
  • Topping đi kèm: Thịt băm, hành phi, hoặc tôm khô thường chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng lượng calo.
  • Thời gian ăn: Nếu ăn bánh đúc vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, cơ thể ít vận động sẽ khó tiêu hóa năng lượng.

4. Làm sao để ăn bánh đúc mà không sợ béo?

Để ăn bánh đúc mà không lo sợ béo bạn có thể ăn bánh đúc cùng một số mẹo cụ thể như:

  • Ăn với khẩu phần hợp lý: Một phần bánh đúc nhỏ (100-150g) không đủ để gây tăng cân nếu được cân đối trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn thường xuyên: Nếu bạn ăn bánh đúc với tần suất quá dày đặc, đặc biệt là các loại nhiều topping dầu mỡ, nguy cơ tăng cân là điều khó tránh khỏi.
  • Chọn loại bánh đúc ít calo: Ưu tiên bánh đúc ngọt hoặc bánh đúc trắng thay vì bánh đúc mặn.
  • Kết hợp với chế độ sống lành mạnh: Cân đối lượng calo tiêu thụ và tập thể dục với các bài tập gym, yoga hay pilates,… đều đặn để giữ cân nặng ổn định.

5. Hướng dẫn tự làm bánh đúc ít calo tại nhà

Bánh đúc bao nhiêu calo
Tự làm bánh đúc tại nhà giảm calo với các bước đơn giản

Để có thể ăn bánh đúc mà không quan tâm đến bánh đúc bao nhiêu calo hay bánh đúc có béo không thì bạn có thể tự làm bánh đúc tại nhà với hướng dẫn chi tiết:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200g bột gạo.
  • 50g bột năng.
  • 500ml nước.
  • 1/2 thìa cà phê muối.
  • 50ml nước cốt dừa (tùy chọn, có thể giảm hoặc thay bằng sữa tươi không đường).
  • Topping: Thịt gà băm, nấm hương, rau xanh (tùy chọn).

Các bước thực hiện

  • Trộn bột: Khuấy đều bột gạo, bột năng, nước, muối và nước cốt dừa (nếu dùng).
  • Nấu bột: Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ, khuấy liên tục để bột không vón cục, đến khi bột chín và dẻo mịn.
  • Đổ khuôn: Đổ bột vào khuôn, để nguội rồi cắt thành miếng vừa ăn.
  • Chuẩn bị topping: Xào thịt băm và nấm với chút gia vị, sau đó rưới lên bánh đúc.
  • Thưởng thức: Ăn kèm rau xanh và nước mắm pha loãng.

Bánh đúc là món ăn dân dã, thơm ngon và giàu giá trị văn hóa. Tuy nhiên, việc ăn bánh đúc bao nhiêu và cách bạn ăn mới là yếu tố quyết định đến cân nặng và sức khỏe. Trên đây là toàn bộ giải đáp của Unity Fitness về bánh đúc bao nhiêu calo. Có thể thấy câu trả lời phụ thuộc vào sự lựa chọn thông minh của bạn. Hãy ăn bánh đúc một cách điều độ, kết hợp với lối sống lành mạnh để tận hưởng trọn vẹn hương vị mà không lo ngại về sức khỏe!

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: