Collagen là một loại protein quan trọng trong cơ thể. Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều sản phẩm collagen đang trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng sản phẩm này. Vậy đâu là những bệnh không nên uống collagen? Theo dõi bài viết viết đây của Unity Fitness để được giải đáp chi tiết nhé!
1. Collagen là gì?
Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein. Đây là yếu tố then chốt giúp hình thành xương, cơ, da, gân, dây chằng và các mô liên kết khác của cơ thể. Ngoài ra, collagen còn được tìm thấy trong các cơ quan, mạch máu và thành ruột.
Các axit amin chính tạo nên collagen là proline, glycine và hydroxyproline. Các axit amin này kết hợp với nhau tạo thành các sợi protein có cấu trúc xoắn ba. Cơ thể bạn cũng cần lượng vitamin C, kẽm, đồng và mangan thích hợp để tạo thành chuỗi xoắn ba.
Vai trò của collagen trong cơ thể bao gồm:
- Cải thiện sức khỏe làn da, hỗ trợ hình thành nguyên bào sợi và phát triển tế bào mới, cải thiện nếp nhăn và da chảy xệ.
- Tốt cho móng tay và tóc
- Tăng khối lượng cơ bắp
- Ngăn ngừa loãng xương
- Cải thiện cơn đau khớp do thoái hóa và xói mòn sụn, giúp gân và dây chằng linh hoạt
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.
Khi cơ thể thiếu collagen, làn da trở nên thô ráp, không còn đàn hồi, xuất hiện đau khớp, dấu hiệu lão hóa,… Vì vậy, nếu trên 25 tuổi, bạn sẽ cần bổ sung các sản phẩm có chứa collagen để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, do các sản phẩm bổ sung collagen chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật và động vật nên tác dụng phụ có thể xảy ra. Đồng thời, trong thực phẩm bổ sung collagen cũng có một số thành phần không tốt cho người mắc các bệnh lý khác. Vậy những bệnh không nên uống collagen là gì?
Có ít nhất 16 loại collagen, được chia thành 4 loại chính:
- Collagen loại I: Loại này được tạo thành từ các sợi dày đặc chiếm khoảng 90% lượng collagen trong cơ thể.
- Collagen loại I cung cấp cấu trúc cho da, gân, xương, mô liên kết, sụn sợi và răng.
- Collagen loại II: Được tạo thành từ các sợi lỏng lẻo, được tìm thấy trong sụn đàn hồi. Vai trò của collagen này là đệm các khớp.
- Collagen loại III: Giúp xây dựng cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
- Collagen loại IV: Có tác dụng lọc và được tìm thấy ở nhiều lớp da.
Khi cơ thể già đi, lượng collagen trong cơ thể giảm đi và được sản xuất ít hơn. Một trong những dấu hiệu nhận biết là sụn yếu đi theo tuổi tác và da trở nên kém săn chắc.
Xem thêm: Collagen có tác dụng gì với sức khỏe?
2. Những bệnh không nên uống collagen
Sau khi đã nắm được thông tin cơ bản về collagen là gì? Tiếp sau đây hãy cùng Phòng tập Unity Fitness giải đáp thắc mắc những bệnh không nên uống collagen gồm:
Người bị viêm loét dạ dày
Loét dạ dày tá tràng là tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non, dẫn đến viêm và loét. Vậy tại sao loét dạ dày lại là một trong những bệnh không nên uống collagen? Các sản phẩm collagen thường có hương vị trái cây tự nhiên hơn và vitamin C được tạo ra để dễ uống hơn. Điều này là do collagen nguyên chất có mùi tanh nồng nặc. Vì vậy, đối với những người có hệ tiêu hóa bình thường sẽ giúp giảm táo bón, ợ nóng,… Tuy nhiên, đối với những người bị loét dạ dày, việc sử dụng collagen có thể gây buồn nôn, đau bụng, tình trạng có thể nặng hơn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng collagen. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng collagen an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tốt nhất các mẹ không nên sử dụng thực phẩm bổ sung không kê đơn vào thời điểm này. Nếu bạn muốn sử dụng nó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.
Những người đang dùng thuốc đặc trị
Bệnh nhân đang dùng thuốc đặc trị không nên dùng collagen. Nếu bạn đang thắc mắc những bệnh không nên uống collagen? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng collagen vì bạn không thể biết được liệu thành phần thuốc có phản ứng bất lợi với collagen hay không. Nếu tự ý sử dụng collagen có thể làm giảm hiệu quả của cả hai loại thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Người bị huyết áp thấp
Các chuyên gia cho rằng một trong những bệnh không nên uống collagen đó chính là khi bị huyết áp thấp. Vì tác dụng phụ của collagen có thể khiến người dùng bị huyết áp thấp. Mặc dù nó không làm giảm huyết áp nhiều nhưng không nên sử dụng collagen nếu bạn bị huyết áp thấp.
Người mắc bệnh thận mãn tính
Bệnh thận cũng là một trong những bệnh không nên uống collagen. Khi mắc bệnh thận mãn tính, khả năng giải độc, lọc máu và chất thải của thận thường kém. Nếu sử dụng quá nhiều collagen bất ngờ dẫn đến tăng áp lực cầu thận và tăng khả năng lọc cầu thận thì thận phải làm việc nhiều hơn và dễ bị tổn thương khiến bệnh nặng hơn.
Xem thêm: Vitamin C có tác dụng gì? Liều dùng và lưu ý sử dụng
3. Những sai lầm khi uống collagen mà bạn nên tránh
Ngoài những bệnh không nên uống collagen, bạn cũng nên biết những quan niệm sai lầm nào có thể khiến cơ thể không còn khả năng hấp thụ collagen.
- Bổ sung collagen quá muộn: Điều này có thể khiến collagen không hoạt động tốt như bình thường. Sau 25 tuổi có thể bắt đầu sử dụng collagen. Đừng đợi cho đến khi bạn có dấu hiệu lão hóa mới sử dụng nó, vì đó là lúc tác dụng của collagen bắt đầu phát huy chậm lại
- Uống quá nhiều collagen: Theo chỉ định của bác sĩ, bạn chỉ cần bổ sung 1000-1500 mg collagen mỗi ngày nên cân nhắc liều lượng phù hợp với tình trạng của mình.
- Ngừng sử dụng collagen giữa chừng: Việc bổ sung collagen nên được thực hiện thường xuyên để có kết quả tối ưu. Cách sử dụng collagen đúng cách là sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng. Sau đó, bạn cần nghỉ ngơi 1-2 tháng trước khi sử dụng. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về các lựa chọn điều trị bằng collagen.
- Uống collagen không đúng thời điểm: Theo một số nghiên cứu, uống collagen khi bụng đói sẽ giúp collagen không bị phân hủy bởi axit dạ dày. Thời điểm uống collagen tốt nhất là từ 10 đến 11 giờ.
Bài viết trên đã giúp bạn biết được những bệnh không nên uống collagen. Trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng collagen dù đang mắc những bệnh kể trên, bạn cần được bác sĩ tư vấn liều lượng phù hợp. Hy vọng những thông tin mà Unity Fitness chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “những bệnh không nên uống collagen” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới do đâu và cách xử lý
Đau bụng kinh nên làm gì? Mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả
Chuột rút bắp chân làm sao hết? Mẹo chữa nhanh
Cách phòng ngừa đột quỵ với 9 thói quen đơn giản
Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu? Cách duy trì huyết áp ổn định
Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Cách điều trị tại nhà
Đau dạ dày ở vị trí nào? Những thông tin cần biết về đau dạ dày
Nguyên nhân đau nửa đầu bên phải là gì? Làm sao để khắc phục