Khoai lang là loại thực phẩm có giá thành rẻ nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe. Vậy ăn khoai lang có tác dụng gì?
Bài viết này của Unity Fitness sẽ giúp bạn tìm hiểu lợi ích khi ăn khoai lang mỗi ngày. Cùng theo dõi ăn khoai lang có tác dụng gì ngay nhé!
1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai lang
Khoai lang có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, bao gồm: cam, trắng, tím và vàng. Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Nó còn là thực phẩm có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau (luộc, nướng, hấp, chiên).
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Các chất dinh dưỡng trong 100 gam khoai lang bao gồm:
- Năng lượng: 119 kcal
- Protein: 0,8 gam
- Lipid: 0,2 gam
- Đường: 28,5 gam
- Chất xơ: 1,3 gam
- Vitamin: A, C, B…
- Khoáng chất: kali, mangan, đồng, niacin…
Ngoài ra, khoai lang màu cam và tím rất giàu chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể làm hỏng DNA và gây viêm. Tổn thương gốc tự do có liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Vì vậy, tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Để tìm hiểu rõ hơn ăn khoai lang có tác dụng gì? Mời bạn theo dõi ở phần tiếp theo nhé!
Xem thêm: Giấm táo có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng
2. Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Sau khi đã nắm được hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang. Chúng ta sẽ cùng khám phá ăn khoai lang có tác dụng gì đối với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của khoai lang mà bạn nên biết như:
Cải thiện tiêu hóa
Ăn khoai lang có tác dụng gì với hệ tiêu hóa? Khoai lang chứa hai loại chất xơ gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Vì vậy, khi chất xơ đi vào đường tiêu hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Một số chất xơ hòa tan hấp thụ nước và làm mềm phân nên giúp ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể được vi khuẩn trong ruột lên men để tạo ra axit béo chuỗi ngắn cung cấp năng lượng cho các tế bào của thành ruột và giữ cho chúng khỏe mạnh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã liên kết lượng chất xơ cao với việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Bảo vệ mắt
Ăn khoai lang có tác dụng gì? Khoai lang chứa nhiều vitamin A (dưới dạng β-caroten), có tác dụng cải thiện sức khỏe thị lực. Nó là một loại vitamin rất quan trọng cho sự hình thành các sắc tố hấp thụ ánh sáng trong mắt. Đồng thời, còn giúp duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc.
Ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng vitamin A cần thiết, từ đó ngăn ngừa sự hình thành các bệnh về mắt và duy trì sức khỏe của mắt. Một số nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng anthocyanin trong khoai lang có khả năng bảo vệ tế bào mắt khỏi bị ảnh hưởng hoặc hư hỏng.
Tăng cường chức năng não
Ăn khoai lang có tác dụng gì với bộ não? Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoai lang có tác dụng cải thiện chức năng não. Các nhà khoa học đã tiến hành một số nghiên cứu trên động vật và kết quả cho thấy anthocyanin trong khoai lang tím có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa tác động tiêu cực của các gốc tự do. Bằng cách này, chức năng não được bảo vệ tối ưu.
Anthocyanin được biết đến là chất chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, ăn nhiều khoai lang cũng sẽ giúp khả năng tập trung và trí nhớ của bạn cải thiện rất nhiều. Đến đây chắc hẳn bạn đã có thêm đáp án cho câu hỏi ăn khoai lang có tác dụng gì?
Khả năng chống ung thư
Ăn khoai lang có tác dụng gì trong việc phòng chống bệnh ung thư? Khoai lang là nguồn cung cấp β-carotene tuyệt vời. Đây là một sắc tố thực vật hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Đồng thời, nó còn là một loại tiền vitamin A, được chuyển hóa thành vitamin A thiết yếu khi vào cơ thể.
Chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các phân tử không ổn định (gốc tự do) gây ra. Nếu mức độ gốc tự do trong cơ thể quá cao, tổn thương tế bào có thể xảy ra và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.
Anthocyanin – một nhóm chất chống oxy hóa có trong khoai lang tím có thể làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và ung thư vú.
Cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh tiểu đường
Một công dụng tuyệt vời khác khi tìm hiểu ăn khoai lang có tác dụng gì? Khoai lang có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy chiết xuất khoai lang vỏ trắng giúp cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh lợi ích này của khoai lang.
Chất xơ trong khoai lang cũng rất quan trọng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều chất xơ dường như có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.
Duy trì huyết áp
Ăn khoai lang có tác dụng gì với huyết áp không? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến khích mọi người tránh thực phẩm chứa nhiều muối và thay vào đó là ăn nhiều thực phẩm giàu kali để duy trì hệ thống tim mạch khỏe mạnh. Một khẩu phần khoai lang nghiền (124 gam) cung cấp 259 mg kali, tức là khoảng 5% nhu cầu kali hàng ngày của người lớn (4.700 mg).
Khoai lang giúp giảm viêm
Khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây viêm. Các gốc tự do được hình thành khi cơ thể chuyển hóa thức ăn hoặc tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại…
Phản ứng viêm ngắn hạn là cách cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim, viêm gan, viêm thận,…
Xem thêm: Nên uống nước chanh mật ong khi nào để giảm cân?
3. Một số lưu ý khi ăn khoai lang
Khoai lang được đưa vào nhiều chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Khoai lang an toàn cho hầu hết mọi người và có rất ít bằng chứng về dị ứng.
Tuy nhiên, giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, ăn quá nhiều khoai lang không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc. Cụ thể như sau:
- Khoai lang có chứa hợp chất oxalat. Axit oxalic kết hợp với canxi và một số khoáng chất khác có thể gây sỏi thận. Vì vậy, những người bị suy thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu oxalate như khoai lang.
- Khoai lang có thể ăn hàng ngày. Nhưng không nên ăn khoai lang thay thế cơm hoặc chỉ ăn khoai lang để giảm cân.
- Một số loại khoai lang có hàm lượng đường cao hơn, chẳng hạn như khoai lang mật, có thể không phù hợp để ăn hàng ngày nếu bạn có ý định giảm cân.
- Người dạ dày không tốt không nên ăn khoai lang vào buổi tối sẽ gây chướng bụng, khó tiêu.
- Ngoài ra, ăn quá nhiều khoai lang có thể dẫn đến dư thừa vitamin A, gây nhiễm độc gan, vàng da, vàng móng tay…
- Không ăn khoai lang cùng lúc với bí ngô, cà chua, ngô, trứng, chuối hoặc quả hồng vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thay vào đó, bạn nên ăn cách nhau ít nhất 4 tiếng.
Với những thông tin mà Phòng tập gym Unity Fitness chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc ăn khoai lang có tác dụng gì? Với nguồn dưỡng chất dồi dào cũng như công dụng tuyệt vời, bạn có thể cân nhắc và bổ sung loại thực phẩm này vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Ăn ngô có béo không? Cách ăn ngô giảm cân hiệu quả
1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm có béo không?
Ăn ớt chuông có giảm cân không? Ăn ớt chuông có tác dụng gì?
Người bị huyết áp thấp ăn gì là tốt nhất? Những thực phẩm giúp tăng huyết áp an toàn
Bật mí danh sách các loại rau giúp hạ đường huyết
Uống vitamin E có tác dụng gì? Uống thường xuyên có tốt?
Protein là gì và vai trò của protein với cơ thể?
Cách uống kombucha giảm cân an toàn, khỏe mạnh