Bị bong gân nên làm gì? Bong gân là tình trạng chấn thương phổ biến thường xảy ra khi vận động không đúng cách hoặc vận động với cường độ cao. Bong gân nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Trong bài viết này, Unity Fitness sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý bị bong gân nên làm gì, giúp giảm đau, sưng hiệu quả ngay tại nhà.
1. Bong gân là gì?
Bong gân là một thuật ngữ thường sử dụng trong y học để chỉ tình trạng chấn thương xảy ra ở các dây chằng, thường là ở khớp. Chấn thương này thường xảy ra khi khớp bị tác động mạnh hoặc kéo giãn quá mức, dẫn đến việc dây chằng bị rách hoặc bị tổn thương. Bong gân có thể diễn ra ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở cổ chân, đầu gối, và cổ tay.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ bong gân ở phụ nữ, trẻ em nhiều hơn nam giới và người trưởng thành. Bong gân nếu không phát hiện sớm hoặc điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng, gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt.
2. Những nguyên nhân dẫn đến bong gân
Bong gân thường xảy ra do một số nguyên nhân chính sau đây:
Chấn thương do tác động bên ngoài
Việc ngã, va chạm mạnh hoặc thực hiện các động tác quá sức trong thể thao có thể gây ra bong gân. Ví dụ, trong các môn thể thao như bóng đá, khi người chơi nhảy lên để bắt bóng nhưng tiếp đất không đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng bong gân ở mắt cá chân.
Di chuyển không thích hợp
Những người có thói quen di chuyển không đúng kỹ thuật, chẳng hạn như khi nhảy hay chạy, có thể dễ dàng gặp chấn thương bong gân. Khi các khớp không được giữ ở vị trí tự nhiên, dây chằng dễ bị kéo căng quá mức dẫn đến bong gân.
Tình trạng sức khỏe
Một số người có thể có khớp mềm hơn bình thường hoặc dây chằng yếu do di truyền hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Những người này dễ bị bong gân hơn so với những người khác.
Bên cạnh đó, những người không chú trọng đến việc tập luyện thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cơ bắp và khớp, dễ gặp chấn thương hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trị bong gân hiệu quả tại nhà
3. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bong gân
Trước khi giải đáp thắc mắc bị bong gân nên làm gì, bạn cần phải xác định xem mình có thực sự bị bong gân hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết bong gân:
- Dấu hiệu đầu tiên để xác định mình có phải bị bong gân không đó chính là người bệnh cảm thấy rất đau ngay sau khi bị chấn thương. Cơn đau dai dẳng vài ngày sau đó mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh thường cảm thấy đau nhói tại vị trí bong gân, kèm theo hiện tượng sưng tấy. Đau có thể gia tăng khi cố gắng di chuyển khớp bị chấn thương.
- Sau vài giờ hoặc vài ngày, vùng da quanh khớp bị bong gân có thể xuất hiện những vết bầm tím do tổn thương mạch máu nhỏ.
- Người bị bong gân thường gặp khó khăn trong việc cử động khớp bị tổn thương. Đôi khi, có thể không thể đi lại hoặc chịu trọng lượng lên khớp đó.
Theo phân loại y học, bong gân thường được chia thành ba cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của dây chằng:
- Cấp độ I (bong gân nhẹ): Đây là mức độ nhẹ nhất, thường xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị rách. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và sưng nhẹ nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường.
- Cấp độ II (bong gân trung bình): Dây chằng bị rách một phần, dẫn đến đau và sưng nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển và cần nghỉ ngơi để hồi phục.
- Cấp độ III (bong gân nặng): Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, khi dây chằng bị rách hoàn toàn. Tình trạng này gây ra đau đớn dữ dội, sưng to và mất khả năng vận động ở khớp. Thậm chí, trong một số trường hợp, cần phẫu thuật để chữa trị.
4. Bị bong gân nên làm gì để giảm đau nhanh chóng?
Bị bong gân nên làm gì? Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng:
Nguyên tắc điều trị
- Nguyên tắc đầu tiên trong việc bị bong gân nên làm gì là nghỉ ngơi. Tránh các hoạt động thể chất có thể làm tổn thương thêm vùng bị thương. Việc nghỉ ngơi giúp cho các dây chằng có thời gian cần thiết để phục hồi.
- Chườm lạnh là một trong những biện pháp hiệu quả cho câu hỏi “bị bong gân nên làm gì”, việc này giúp giảm sưng và đau. Bạn nên sử dụng một túi chườm lạnh hoặc khăn bọc đá, chườm lên vùng bị bong gân trong khoảng 15-20 phút mỗi 1-2 giờ. Lưu ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh tổn thương da.
- Giữ cho vùng bị bong gân ở vị trí cao hơn so với tim sẽ giúp giảm sưng. Bạn có thể kê cao chân hoặc tay bằng cách sử dụng gối hoặc các vật dụng khác.
- Bị bong gân nên làm gì, có nên dùng băng ép? Sử dụng băng ép để băng bó vùng bị bong gân giúp hạn chế sự sưng và giảm đau. Băng bó quá chặt có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn máu, vì vậy cần lưu ý đừng thắt quá chặt.
- Bị bong gân nên làm gì nếu cơn đau trở nên khó chịu hơn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc alphachoay để giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có các vấn đề sức khỏe khác.
- Sau vài ngày nghỉ ngơi và điều trị, khi cơn đau và sưng đã giảm đáng kể, bạn có thể bắt đầu thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để khôi phục độ linh hoạt và sức mạnh cho khớp. Hãy bắt đầu với các bài tập kéo dãn đơn giản và từ từ tăng cường độ chuyển động. Tuy nhiên, hãy nhớ lắng nghe cơ thể mình và ngừng ngay khi cảm thấy đau.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bị bong gân nên làm gì, có nên khám bác sĩ? Mặc dù nhiều trường hợp bong gân có thể tự hồi phục tại nhà, nhưng có những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, bao gồm:
- Cơn đau dữ dội không giảm bớt sau vài ngày.
- Vùng bị tổn thương không thể vận động hoặc bạn cảm thấy như có xương gãy.
- Sưng không giảm dù đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc.
- Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc bầm tím lan rộng.
Xem thêm: Cách chữa bong gân tại nhà không cần dùng thuốc
5. Một số điều cần lưu ý khi bị bong gân?
Ngoài việc biết cách bị bong gân nên làm gì để giảm đau nhanh chóng. Thì để bong gân không bị nặng hơn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và omega-3, có thể thúc đẩy quá trình hồi phục. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây và cá béo trong chế độ ăn hàng ngày.
- Không nên dùng rượu hoặc cao nóng để xoa bóp vào chỗ bị thương. Bởi đây là hai loại dầu có tính nóng cao, khi xoa vào sẽ khiến vết thương chảy máu nhiều hơn, dẫn đến phần cơ bị teo và cứng khớp.
- Nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, nếu lạm dụng có thể gây hại cho thận, gan và dạ dày.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc bị bong gân nên làm gì rồi phải không nào. Hy vọng rằng những thông tin mà Phòng tập gym Unity Fitness sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để tự tin xử lý khi gặp tình trạng bong gân. Hãy luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh và lắng nghe những tín hiệu mà cơ thể gửi đến để tránh những chấn thương không đáng có trong tương lai.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “bị bong gân nên làm gì” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Bệnh gout là gì? Dấu hiệu của bệnh gout dễ nhận biết
Tổng hợp các cách chữa bong gân nhanh nhất ngay tại nhà
Mách bạn 7 cách giải độc gan, thanh lọc cơ thể hiệu quả ngay tại nhà
Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì bỏ nẹp? Một số lưu ý sau khi phẫu thuật
Huyết áp 140/100 có cao không? Có cần phải uống thuốc?
Triệu chứng huyết áp thấp – Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Xuất huyết não có hồi phục được không? Cách chăm sóc người bệnh
Những thông tin cần biết về đau lưng dưới