Một số trường hợp huyết áp tâm trương cao xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn tuyến giáp, bệnh thận mãn tính, hoặc các vấn đề về chứng ngưng thở khi ngủ làm thay đổi chức năng của hệ tuần hoàn và gây ra tình trạng huyết áp cao kéo dài.
Vì vậy, nhận biết các triệu chứng và yếu tố của tình trạng này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe theo thời gian! Cùng Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé.
1. Hiểu về huyết áp và huyết áp tâm trương
Huyết áp là chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của hệ tuần hoàn, được đo lường thông qua hai thông số chính: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.Huyết áp là chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của hệ tuần hoàn
Trong đó, huyết áp tâm thu (chỉ số trên) đại diện cho áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp, còn huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) phản ánh lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim đang ở trạng thái nghỉ ngơi, tức là khi cơ tim thả lỏng. Đây là mức huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim đập và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ tuần hoàn.
Tăng huyết áp có thể chia làm ba dạng chính: tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương, và tăng huyết áp hỗn hợp (bao gồm cả hai chỉ số). Trong trường hợp huyết áp tâm trương cao được xác định khi chỉ số dưới (tâm trương) vượt ngưỡng bình thường, thường được định nghĩa khi áp lực tâm trương đạt từ 90 mmHg trở lên. Điều này có thể gây ra tình trạng căng thẳng cho thành mạch, từ đó gây nguy cơ biến chứng cho tim và các cơ quan khác.
>> Xem thêm: Huyết áp bao nhiêu là cao? Và những cảnh báo sức khỏe
2. Triệu chứng khi huyết áp tâm trương cao
Trong nhiều trường hợp, huyết áp tâm thường cao không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu huyết áp tăng cao đáng kể, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:Triệu chứng khi huyết áp tâm trương cao
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Nhịp tim nhanh
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Đau ngực
3. Yếu tố tác động đến huyết áp tâm trương cao
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp tâm trương cao không xác định được nguyên nhân cụ thể, và thường được xếp vào nhóm tăng huyết áp nguyên phát. Yếu tố tác động đến huyết áp tâm trương cao
Tuổi tác
Huyết áp tâm trương cao thường phổ biến hơn ở những người trẻ, đặc biệt là dưới 50 tuổi. Đây là một điểm khác biệt so với tăng huyết áp tâm thu, thường gặp ở người cao tuổi. Khi con người già đi, các mạch máu trở nên cứng hơn và có xu hướng bị tăng huyết áp tâm thu nhiều hơn so với huyết áp tâm trương.
Giới tính
Một số nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc huyết áp tâm trương cao hơn phụ nữ. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2019 trên gần 2,5 triệu người cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 4,5%, cao gần gấp đôi so với phụ nữ (2,2%).
Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh huyết áp cao, nguy cơ bạn bị tình trạng này cũng tăng. Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng mắc bệnh, và nếu cha mẹ có vấn đề về huyết áp, con cái có khả năng cao gặp phải tình trạng tương tự.
Sử dụng rượu và thuốc lá
Thói quen tiêu thụ rượu bia quá mức và hút thuốc lá cũng là những yếu tố nguy cơ đáng kể. Việc uống rượu nhiều có thể làm tăng huyết áp, trong khi thuốc lá góp phần làm tổn thương mạch máu và khiến huyết áp tăng lên theo thời gian.
Bệnh tim mạch
Những người có tiền sử mắc bệnh tim, đặc biệt là những tổn thương liên quan đến cơ tim, có nguy cơ cao gặp phải tình trạng huyết áp tâm trương cao. Bất kỳ biến cố nào gây ảnh hưởng đến chức năng của tim đều có thể làm tăng áp lực trong hệ tuần hoàn.
Tiểu đường
Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu cho huyết áp cao. Tiểu đường làm tổn thương mạch máu, khiến chúng bị thu hẹp và hình thành mảng bám, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Khi các mạch máu trở nên cứng và hẹp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến huyết áp tâm trương tăng.
Béo phì
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp. Có khoảng 50% người bị béo phì mắc tăng huyết áp, và tỷ lệ này tăng theo mức độ béo phì. Khi cơ thể phải gánh chịu trọng lượng lớn, hệ tuần hoàn cần phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể, dẫn đến áp lực máu tăng lên.
Suy giáp
Trong số những người mắc bệnh suy giáp, có khoảng 30% gặp tình trạng huyết áp tâm trương cao. Sự suy giảm của hormone giáp trạng dẫn đến giảm cung lượng tim và làm hẹp áp lực mạch, gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Bệnh thận
Bên cạnh nhóm đối tượng người bị suy giáp thì những người mắc bệnh thận mãn tính thường gặp phải tình trạng huyết áp tâm trương cao mặc dù huyết áp tâm thu có thể được kiểm soát. Điều này là do thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp lực máu và bất kỳ tổn thương nào đến chức năng thận đều có thể dẫn đến huyết áp tăng.
Ít vận động
Cuối cùng, lối sống ít vận động đến phòng tập thể hình cũng góp phần quan trọng vào việc làm tăng huyết áp tâm trương. Khi cơ thể không hoạt động thường xuyên, động mạch có xu hướng bị cứng và dễ tích tụ mảng bám, khiến tim phải hoạt động mạnh hơn để lưu thông máu.
4. Tác động của huyết áp tâm trương cao lên sức khỏe
Khi huyết áp tâm trương tăng cao, mạch máu sẽ dần mất đi tính đàn hồi, trở nên cứng và dễ bị tổn thương, xơ vữa. Điều này khiến hệ thống tuần hoàn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch. Tác động của huyết áp tâm trương cao lên sức khỏe
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp tâm trương lý tưởng dao động từ 60 đến 80 mmHg. Khi huyết áp tâm trương ở mức 80 – 89 mmHg, bạn đã bước vào giai đoạn tiền tăng huyết áp, cần theo dõi và thay đổi lối sống để tránh các biến chứng về sau.
Huyết áp tâm trương không phải là con số cố định và có thể thay đổi trong suốt ngày, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thói quen sử dụng nicotine, mức độ căng thẳng tâm lý, hoạt động thể chất, và thậm chí cả tư thế của cơ thể khi tiến hành đo huyết áp. Do đó, để có một kết quả chính xác và toàn diện, người bệnh nên kiểm tra huyết áp tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày và theo dõi thường xuyên để có cái nhìn chính xác về tình trạng sức khỏe của mình.
>> Xem thêm: Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Cách kiểm soát huyết áp hiệu quả
Các yếu tố nguy cơ của tình trạng huyết áp tâm trương cao thường thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm yếu tố có thể kiểm soát và nhóm yếu tố không thể kiểm soát. Với vai trò liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kiểm soát huyết áp tâm trương là cách để ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc suy thận.
Trật khớp cổ tay: Nguyên nhân và cách điều trị
Trật khớp vai bao lâu thì khỏi? Cách chữa trị như thế nào?
Tiểu đường có uống được nước dừa không? Lưu ý khi uống
Mách bạn cách trị cao huyết áp tại nhà an toàn và hiệu quả
Các bệnh về tim thường gặp và cách phòng ngừa
Đau dạ dày ở vị trí nào? Cách điều trị
6 dấu hiệu huyết áp thấp biểu hiện rõ ràng dễ nhận biết
Chả giò bao nhiêu calo? Ăn sao cho hợp lý để không lo tăng cân