Hiện nay, cao huyết áp không chỉ là nỗi ám ảnh về sức khỏe của người lớn tuổi mà cả người trẻ. Vậy nguyên nhân gây cao huyết áp là gì?
Hãy cùng Phòng tập Unity Fitness tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Những nguyên nhân gây cao huyết áp
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp phổ biến nhất là chế độ ăn uống không hợp lý.
Việc sử dụng quá nhiều muối, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng lượng natri trong cơ thể, gây ra sự giữ nước và làm tăng áp lực lên thành mạch máu.
Không chỉ vậy, chế độ ăn uống thiếu rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu kali cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao, bởi kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể.
Xem thêm: Dấu hiệu huyết áp cao – ‘‘Kẻ giết người thầm lặng’’
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh này, khả năng bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gen di truyền mà một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn điều chỉnh huyết áp.
Một số người sinh ra đã có hệ thống tim mạch dễ bị tác động bởi các yếu tố làm tăng huyết áp, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Thừa cân và béo phì
Cân nặng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gây cao huyết áp phổ biến mà nhiều người mắc phải.
Khi cơ thể có quá nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng, động mạch phải chịu áp lực lớn hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này dẫn đến sự gia tăng áp lực lên thành động mạch, từ đó gây ra huyết áp cao.
Hơn nữa, béo phì cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao.
Lười vận động
Ít tập thể dục là một trong các nguyên nhân gây cao huyết áp. Việc thiếu hoạt động thể chất cũng là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp ở nhiều người. Khi không tập luyện thường xuyên, tim và mạch máu không được rèn luyện để duy trì sự linh hoạt và hoạt động hiệu quả.
Điều này dẫn đến sự tăng áp lực lên thành mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Thói quen vận động đều đặn không chỉ giúp duy trì huyết áp ổn định mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Căng thẳng và áp lực tâm lý
Áp lực công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội thường khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây ra các thay đổi sinh lý trong cơ thể, như tăng nhịp tim và co thắt mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Nếu không được giải tỏa kịp thời, căng thẳng kéo dài có thể trở thành nguyên nhân gây cao huyết áp mãn tính, gây hại cho tim và hệ thống mạch máu.
Sử dụng thuốc lá và rượu bia
Rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà còn có tác động tiêu cực đến hệ thống mạch máu. Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
Rượu gây giãn mạch tạm thời, nhưng sau đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Đồng thời, thói quen uống rượu bia thường xuyên cũng góp phần vào việc tăng cân, làm tăng thêm nguy cơ huyết áp cao.
Bên cạnh đó, thuốc là chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotin, làm co thắt mạch máu, tăng áp lực trong mạch máu và khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
Không chỉ vậy, khói thuốc lá còn gây hại cho các tế bào mạch máu, làm giảm độ đàn hồi của chúng và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch – một tình trạng liên quan chặt chẽ đến huyết áp cao.
Đọc thêm: Người bị huyết áp cao uống gì cho hạ? 8 loại đồ uống nên dùng
Tuổi tác và quá trình lão hóa
Theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến mạch máu trở nên kém linh hoạt và dễ bị co thắt hơn, làm tăng áp lực máu.
Đây là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp không thể tránh khỏi ở người lớn tuổi.
Đồng thời, khi tuổi tác tăng lên, chức năng của các cơ quan như thận và tim cũng suy giảm, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Một số loại thuốc, như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh hen suyễn và thậm chí là một số loại thuốc chống trầm cảm, có thể là nguyên nhân huyết áp cao.
Những loại thuốc này có thể làm co thắt mạch máu, giữ muối và nước trong cơ thể, hoặc tăng cường tác động của hormone gây căng thẳng, dẫn đến tăng huyết áp.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng hợp lý nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
Thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể phục hồi năng lượng mà còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng sinh lý, bao gồm huyết áp.
Thiếu ngủ kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ có thể làm tăng hormone stress, gây co thắt mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
Đây là nguyên nhân huyết áp cao mà nhiều người trẻ hiện nay thường không chú ý, đặc biệt khi họ có lối sống bận rộn. Việc duy trì thói quen ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Hormon và sự thay đổi trong cơ thể phụ nữ
Phụ nữ có nguy cơ bị huyết áp cao trong một số giai đoạn quan trọng như thai kỳ, mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai. Hormone estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh huyết áp của cơ thể.
Đây cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong các giai đoạn nội tiết tố biến động mạnh. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp phụ nữ kiểm soát tốt tình trạng này
2. Làm thế nào để ổn định huyết áp lâu dài?
Sau khi biết được những nguyên nhân gây cao huyết áp, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau để ổn định huyết áp hiệu quả.
Dùng thuốc đúng chỉ định: Thuốc huyết áp là người bạn đồng hành không thể thiếu của những bệnh nhân cao huyết áp. Luôn tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo dõi huyết áp thường xuyên: Đầu tư một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và đo huyết áp hàng ngày để nắm rõ tình hình sức khỏe của mình.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh, trái cây và các loại hạt.
Tập thể dục đều đặn: Chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Giảm cân nếu cần: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Vì vậy, việc giảm cân là rất cần thiết.
Sinh hoạt điều độ: Tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress.
Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời và phát hiện sớm các biến chứng.
Như vậy, nguyên nhân gây cao huyết áp có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Việc hiểu rõ các nguyên nhân này là cơ sở để mỗi người chủ động thay đổi và điều chỉnh lối sống, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Phòng gym Unity Fitness để có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như các bài tập rèn luyện sức khỏe nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “nguyên nhân gây cao huyết áp” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu không được chủ quan
10 cách tỉnh ngủ nhanh mà không cần uống cà phê
Triệu chứng đau nửa đầu trái cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đứt dây chằng đầu gối nguy hiểm không? Bao lâu thì phục hồi?
Các vị trí đau sau lưng nguy hiểm nhất mà bạn cần biết
Mỡ máu bao nhiêu là cao? Làm thế nào duy trì mức lipid máu ổn định?
Cảnh báo những triệu chứng bệnh tim cần đi khám ngay
Những cách chữa bệnh gút theo dân gian hiệu quả