Tại sao bị bong gân đầu gối và cách khắc phục

Bạn đang gặp phải tình trạng bong gân đầu gối và không biết phải làm gì để hạn chế các cơn đau nhức?

Đừng lo lắng, phòng tập Gym Unity Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp xử lý để khớp đầu gối nhanh chóng hồi phục.

1. Hiểu về bong gân đầu gối

bong gân đầu gối
Bong gân đầu gối xảy ra khi các sợi dây chằng ở khớp gối bị chấn thương và kéo giãn đột ngột

Khớp đầu gối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cơ thể, hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng và giúp chúng ta di chuyển linh hoạt hơn.

Hệ thống khớp gối bao gồm bốn nhóm dây chằng chính, hoạt động như những sợi lò xo, giúp vận động chân một cách uyển chuyển. Trong đó, hai dây chằng hỗ trợ di chuyển tiến và lùi, trong khi hai dây chằng còn lại hỗ trợ di chuyển sang hai bên.

Bong gân đầu gối xảy ra khi các sợi dây chằng ở khớp gối bị chấn thương và bị kéo giãn đột ngột, dẫn đến cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp nhẹ, dây chằng có thể chỉ bị giãn hoặc rách một phần; tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể bị rách 1-2 nhóm dây chằng hoặc thậm chí toàn bộ nhóm dây chằng trong đầu gối.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến dây chằng mà còn làm tổn thương toàn bộ cấu trúc trong đầu gối, đặc biệt là vùng xương ống và xương đùi tiếp giáp với khớp đầu gối. Do đó, người bệnh thường cảm thấy đau đớn không chỉ tại một khu vực của đầu gối mà còn lan ra cả cẳng chân.

Thời gian hồi phục hoàn toàn sau khi bị bong gân đầu gối thường kéo dài từ 2-3 tuần đối với trường hợp nhẹ, trong khi các tình trạng bong gân nghiêm trọng có thể mất hơn 3 tháng để hồi phục.

Các triệu chứng của bong gân đầu gối sẽ là đau đột ngột và nghiêm trọng ở đầu gối. Bên cạnh đó, đầu gối có dấu hiệu sưng và bầm tím khiến khó khăn hoặc bất khả thi trong việc di chuyển đầu gối. Cảm giác yếu hoặc bất ổn trong khớp gối cũng là một biểu hiện thường gặp của tình trạng này.

>> Xem thêm: Trật khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây bong gân đầu gối

bong gân đầu gối
Triệu chứng của bong gân đầu gối sẽ là bị đau đột ngột ở đầu gối

Bong gân đầu gối là một chấn thương khá phổ biến, đặc biệt gặp ở những vận động viên thể thao hoặc những người thường xuyên phải thực hiện các hoạt động mạnh.

Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân ở đầu gối:

  • Thiếu hoạt động thể chất: Việc không tập luyện thường xuyên có thể khiến cơ bắp trở nên yếu và dễ bị chấn thương, nhất là vùng đầu gối của cơ thể.
  • Mệt mỏi: Khi cơ bắp bị mệt, khả năng hỗ trợ các khớp xương sẽ giảm đi. Trong trạng thái mệt mỏi, bạn thường không đủ sức để chống chọi với lực tác động lên khớp, dẫn đến căng cơ quá mức.
  • Khởi động không đúng cách: Khởi động làm ấm cơ thể giúp nới lỏng các cơ và tăng tầm vận động của khớp. Việc không khởi động trước khi hoạt động thể lực có thể làm cho cơ bắp bị căng thẳng và tăng nguy cơ chấn thương
  • Điều kiện môi trường: Các bề mặt trơn trượt, gồ ghề hoặc không bằng phẳng có thể làm tăng khả năng bị thương.
  • Sử dụng thiết bị không phù hợp: Giày dép không đúng kích cỡ hoặc thiếu độ bám, cũng như các thiết bị thể thao không phù hợp có thể làm gia tăng nguy cơ bong gân đầu gối.

>> Xem thêm: Bong gân là gì? Cách phân biệt bong gân và căng cơ

3. Cách chữa bong gân đầu gối tại nhà

Bong gân đầu gối không chỉ khiến cơ thể cảm thấy đau nhức, khó chịu mà có thể tiềm ẩn một vài nguy cơ chấn thương nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Nếu đang gặp phải tình trạng bong gân đầu gối, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy áp dụng các phương pháp xử lý sau đây:

bong gân đầu gối
Tìm hiểu cách chữa bong gân đầu gối tại nhà

Nghỉ ngơi đều đặn

Ngay khi đầu gối bị chấn thương, điều quan trọng đầu tiên là ngừng mọi cử động của khớp này để tránh làm tình trạng bong gân trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên tìm một chỗ ngồi thoải mái, giải tỏa áp lực lên chân, đặc biệt là vùng đầu gối.

Nếu bạn đang ở ngoài trời, hãy nhờ người khác hỗ trợ đưa bạn đến bác sĩ hoặc tốt nhất là gọi taxi để đến bệnh viện. Trong ít nhất 48 giờ đầu tiên, hãy hạn chế tối đa việc di chuyển và nếu cần phải di chuyển, hãy sử dụng nạng để bảo vệ đầu gối.

Chườm đá để giảm đau

bong gân đầu gối
Chườm đá giúp giảm đau đầu gối hiệu quả

Chườm đá là phương pháp hiệu quả ngay lập tức giúp giảm đau và chống viêm trong 24 giờ đầu sau khi bong gân được sử dụng phổ biến. Người bệnh có thể tự làm túi chườm bằng cách cho đá vào túi nhựa hoặc tấm khăn sạch. Tuy nhiên, chỉ nên chườm từ 10 đến 15 phút mỗi lần, 2 đến 3 lần mỗi ngày và tránh chườm đá trực tiếp lên da để ngăn ngừa bỏng lên vùng đang chịu tổn thương.

Cố định đầu gối bị bong gân

Bên cạnh việc ngừng vận động mạnh, phòng tập gym Unity Fitness nhận thấy người bệnh cần cố định đầu gối để giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục. Hãy sử dụng băng gạc sạch và hai thanh gỗ để cố định đầu gối, lực quấn nên vừa phải để tránh cản trở lưu thông máu. Nên tháo băng khi ngủ để giúp cơ thể được thoải mái hơn.

Kê cao đầu gối khi nằm

Các chuyên gia khuyên rằng việc kê cao đầu gối khi nằm giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Bạn chỉ cần đặt 2-3 chiếc gối dưới chân để đầu gối cao hơn tim. Nếu bạn ngồi, hãy sử dụng nhiều gối hơn để đảm bảo đầu gối luôn được nâng cao.

Thực hiện các bài tập nhẹ cho đầu gối

Tập luyện nhẹ nhàng là một cách hiệu quả để hồi phục sau chấn thương bong gân đầu gối. Hãy dành từ 20-30 phút mỗi ngày cho các bài tập co duỗi chân, đi bộ nhẹ nhàng và tăng dần thời gian cử động. Tránh sử dụng nhiệt độ cao hay xoa bóp với bất kỳ loại thuốc nào lên vùng bong gân nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng các loại thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau nhức ở đầu gối là cách được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý sử dụng, đặc biệt nếu bạn có nhiều bệnh lý nền hoặc đang điều trị nhiều bệnh cùng lúc.

Bong gân đầu gối là một tình trạng phổ biến có thể gây đau và hạn chế hoạt động. Tuy nhiên, với các biện pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa, bạn có thể nhanh chóng hồi phục và trở lại các hoạt động bình thường. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp để giảm thiểu các chấn thương liên quan.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất. 

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: