Đau cổ vai gáy là một vấn đề phổ biến xảy ra và ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể gây khó chịu và hạn chế khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Bài viết dưới đây của Unity Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.
1. Nguyên nhân đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy thường được phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính là cơ học và bệnh lý
Nguyên nhân cơ học
- Tư thế không đúng: Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu, cúi gập cổ, hoặc nằm nghiêng làm giảm lưu thông oxy và máu đến các cơ ở vùng cổ và vai, dẫn đến cơn đau.
- Thói quen xấu: Việc ngồi lâu trước quạt hoặc máy lạnh, tắm đêm hoặc thường xuyên tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt có thể làm rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các cơ.
- Tập luyện quá sức: Tập luyện với cường độ cao mà không khởi động hoặc có tư thế sai gây mỏi và đau vùng cổ vai gáy.
- Đặc thù công việc: Các công việc yêu cầu phải ngồi hoặc đứng quá lâu làm cản trở lưu thông máu tại vùng cổ và bả vai.
- Chấn thương mô mềm: Tình trạng tổn thương mô mềm (cơ, gân, dây chằng) có thể gây ra đau và cứng cổ, đau đầu, và co thắt cơ.
- Chấn thương cổ đột ngột: Hiện tượng rạn đứt cơ, gân và dây chằng do cử động cổ đột ngột có thể gây đau và cứng cổ.
Nguyên nhân bệnh lý
- Rối loạn chức năng thần kinh: Dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo căng hoặc kéo giãn có thể gây ra cơn đau mỏi.
- Thoái hóa cột sống cổ: Gai xương xuất hiện trên cột sống cổ có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau và cứng cổ, thường gặp ở người trên 40 tuổi.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Đĩa đệm yếu đi có thể chèn ép dây thần kinh, gây ra cơn đau.
- Vôi hóa cột sống: Canxi đọng lại trên cột sống tạo ra gai xương, gây đau.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Tư thế ngồi không đúng cũng làm căng cơ bả vai và gây đau.
- Đau thắt ngực ổn định: Đau vai gáy là triệu chứng của tình trạng này do động mạch vành bị thu hẹp.
>> Xem thêm: 5 mẹo dân gian chữa đau vai gáy không phải ai cũng biết
2. Triệu chứng đau cổ vai gáy thường gặp
Đau cổ vai gáy là biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Đau xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc làm việc nặng, ngồi lâu với tư thế không thay đổi.
- Cơn đau có xu hướng tăng khi di chuyển, ngồi lâu, ho, hắt hơi, hoặc thay đổi thời tiết.
- Cảm giác đau giảm khi nghỉ ngơi.
- Cơn đau có thể lan xuống cánh tay, gây tê mỏi và khó khăn trong vận động.
- Khi sờ vào vùng bả vai, có thể cảm thấy tê cứng.
- Chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng có thể gây đau ở vùng cổ và vai gáy.
- Nằm nghiêng về một bên có thể gây ra cảm giác đau.
- Đôi khi có thêm triệu chứng chóng mặt, ù tai hoặc hoa mắt.
- Việc hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của đau cổ vai gáy sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Đối tượng dễ mắc nguy cơ đau cổ vai gáy
Có một số nhóm người có nguy cơ cao mắc phải tình trạng đau cổ vai gáy, bao gồm:
- Nhân viên văn phòng và tài xế: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng, lái xe hoặc thực hiện công việc nặng thường có khả năng cao mắc phải chứng bệnh này.
- Người có bệnh lý tiềm ẩn: Những cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc có các vấn đề bệnh lý bên trong, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, hoặc ung thư vùng cổ, cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cơn đau mỏi vai gáy kéo dài.
- Người có dị tật bẩm sinh: Những ai bị dị tật bẩm sinh ở vùng cổ hoặc gáy, cũng như những người nhạy cảm với thay đổi thời tiết, có thể dễ bị đau cổ vai gáy hơn.
>> Xem thêm: Gợi ý 7 bài tập cổ vai gáy giảm đau hiệu quả tại nhà
4. Cách giảm thiểu nguy cơ đau cổ vai gáy
Người bệnh đau cổ vai gáy nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
Chế độ tập luyện hợp lý
Việc tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai cho cơ bắp. Hãy chọn những bài tập phù hợp với khả năng của bản thân như tập yoga, thể dục nhịp điệu hoặc bơi lội, nhằm cải thiện sự linh hoạt và giảm căng thẳng cho vùng cổ vai gáy.
Thiết lập chế độ làm việc
Trong quá trình làm việc, đặc biệt là khi ngồi lâu, cần thường xuyên vận động và nghỉ giải lao. Đứng dậy, đi lại hoặc thực hiện những bài giãn cơ nhẹ nhàng sau mỗi 30-60 phút làm việc sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên cơ bắp.
Đảm bảo tư thế ngồi đúng
Khi ngồi đọc sách, học bài, hoặc đánh máy, hãy giữ cổ thẳng và không cúi gập quá lâu. Sử dụng ghế có hỗ trợ lưng và điều chỉnh độ cao của bàn làm việc sao cho mắt ngang tầm với màn hình. Ngoài ra, nên chọn gối ngủ phù hợp để không nằm gối quá cao, giúp cổ và cột sống được bảo vệ trong khi ngủ.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hãy chú ý bổ sung các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali cùng với các vitamin nhóm B, C, E để tăng cường sức khỏe xương khớp và hệ thần kinh. Thực phẩm giàu omega-3, như cá hồi cũng hỗ trợ sức khỏe của các khớp cho người bệnh đau cổ vai gáy.
Quản lý căng thẳng và tâm lý
Căng thẳng có thể gây ra sự co cứng cơ, dẫn đến đau cổ vai gáy. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, hoặc tham gia các hoạt động thư giãn có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ mắc phải bệnh này.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến cổ vai gáy, hãy thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn có được kế hoạch điều trị hoặc can thiệp kịp thời nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
Bằng cách áp dụng các biện pháp trên một cách nhất quán, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh đau cổ vai gáy và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Phần lớn các trường hợp đau cổ vai gáy sẽ được cải thiện hiệu quả nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau mỏi cổ vai gáy kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng nên bạn tuyệt đối không được bỏ qua nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm chỉ số đường huyết?
Những dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối phổ biến nhất
Dấu hiệu và cách phòng ngừa chấn thương bong gân cổ chân
Mách bạn những mẹo chữa trật khớp cổ tay hiệu quả ngay tại nhà
Gan nhiễm mỡ độ 1: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu tai biến mà ai cũng cần biết
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Bổ sung như thế nào?
Đau cơ bắp tay: Nguyên nhân & Cách giảm tại nhà ngay tập tức!