Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Những điều cần biết

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe?

Hãy cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong quá bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?

bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến hiện nay

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là tình trạng xảy ra khi tim không thể nhận đủ oxy do lưu lượng máu đến tim giảm. Việc này xảy ra khi chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ trong niêm mạc động mạch tim. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch và sự tích tụ được gọi là mảng bám. Mảng bám có thể gây hẹp động mạch, hạn chế lưu lượng máu; mảng bám cũng có thể vỡ ra, gây ra cục máu đông.

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của CVT, có các đặc điểm sau:

  • Kéo dài 3-5 phút
  • Người bệnh có cảm giác ngột ngạt, chèn ép vùng ngực, cảm giác nóng rát sau xương ức
  • Cơn đau lan xuống vai, hàm, cánh tay và xuống vùng thượng vị
  • Xuất hiện có tính quy luật, thường liên quan đến gắng sức, hút thuốc lá…

Trong một số trường hợp đặc biệt, người mắc bệnh động mạch vành không có cơn đau ngực điển hình mà có các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi,… hoặc không có triệu chứng gì cả (bệnh tim mạch vành không có triệu chứng).

2. Triệu chứng điển hình của bệnh tim thiếu máu cục bộ

Như đã chia sẻ ở trên, đau thắt ngực chính là triệu chứng điển hình nhất của bệnh bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các cơn đau thắt ngực này rất đặc trưng và dễ nhận biết, đó là cảm giác chèn ép, đau đớn như bị bóp nghẹt trái tim. Bệnh nhân có biểu hiện ở 2 thể bệnh đau thắt gồm:

Đau thắt ngực ổn định

bệnh tim thiếu máu cục bộ
Đau thắt ngực chính là triệu chứng điển hình nhất của bệnh tim thiếu máu cục bộ

Các trường hợp bị đau thắt ngực ổn định phổ biến hơn do sự tích tụ của xơ vữa động mạch và thu hẹp thành mạch máu, làm giảm dần lưu lượng máu đến tim. Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ chỉ xuất hiện khi tim cần phải làm việc nhiều hơn.

Đau thắt ngực ổn định cho thấy mảng xơ vữa động mạch ổn định và không bị vỡ hoặc nứt gãy. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dẫn đến hình thành cục máu đông, tiềm ẩn nguy cơ làm tắc nghẽn mạch máu.

Các triệu chứng đau thắt ngực ổn định có xu hướng nặng dần theo thời gian, dẫn đến sức khỏe suy giảm và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Tình hình chỉ có thể được cải thiện bằng cách can thiệp để làm thông tắc nghẽn mạch máu.

Xem thêm: Người bị bệnh tim sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Đau thắt ngực không ổn định

Khác với thể bệnh trên, đau thắt ngực không ổn định diễn biến khó lường, xuất hiện bất ngờ bất cứ lúc nào, mức độ đau thường rất nặng và không thể cải thiện dù nghỉ ngơi hay dùng thuốc.

Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn, cơn đau có thể biến mất nhanh chóng hoặc kéo dài hơn. Đây là tình trạng rất nguy hiểm vì đây là dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim. Ngoài triệu chứng đau thắt ngực, người bệnh còn gặp các triệu chứng toàn thân như: khó thở, ho, hồi hộp, ngất xỉu, phù chân, chóng mặt…

3. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ

bệnh tim thiếu máu cục bộ
Những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hiện nay

Bệnh tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu lưu thông qua một hoặc nhiều động mạch vành bị suy giảm, gây cản trở quá trình tiếp nhận oxy của cơ tim. Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ gồm:

  • Tuổi tác của bệnh nhân: Tuổi tác là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi, cơ tim càng kém hiệu quả trong việc bơm máu đến cơ thể. Nguyên nhân là do lớp cơ của thành tim dày lên khi hoạt động tăng lên và kèm theo tình trạng vôi hóa động mạch khiến máu khó quay về tim.
  • Giới tính: Theo báo cáo thống kê, nam giới mắc bệnh tim mạch, động mạch vành với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn và tỷ lệ mắc bệnh tương đương ở cả hai nhóm khi trên 65 tuổi.
  • Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có người thân thế hệ thứ nhất (cha, mẹ, anh, chị) mắc bệnh tim mạch trước 55 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ tăng cao.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành và đột quỵ. Những người vô tình hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh kể trên. Vì vậy, việc ngừng sử dụng thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Lối sống: Lối sống không khoa học, thiếu vận động, tâm lý căng thẳng thường xuyên cũng là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.
  • Việc sử dụng chất kích thích và rượu cũng là những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp… nhưng không điều trị hoặc không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được.
  • Chế độ ăn hàng ngày chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch trong mạch máu, lâu dần có thể dẫn đến các biến cố mạch vành.

Xem thêm: Những dấu hiệu tai biến mà ai cũng cần biết

4. Phương pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ

Tùy thuộc vào các triệu chứng, tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bác sĩ đề xuất các lựa chọn điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân, có thể bao gồm:

Thay đổi lối sống

bệnh tim thiếu máu cục bộ
Thay đổi lối sống góp phần quan trọng trong quá trinh điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ

Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh nhân cần tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, giảm tiêu thụ chất béo và natri, tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm soát cân nặng và bỏ thuốc lá và rượu (nếu có). Điều này giúp cải thiện tuần hoàn và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn mạch, chẳng hạn như nitrat, diltiazem, verapamil hoặc thuốc beta-blocker, để làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến cơ tim. Thuốc giảm đau như nitroglycerin, cũng có thể được sử dụng để giảm triệu chứng đau ngực.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường.

Nội soi và điều trị

Theo các bác sĩ chuyên gia, nội soi động mạch và angioplasty có thể được sử dụng để làm giãn các động mạch bị tắc và đặt stent để giữ cho động mạch mở rộng. Quá trình này giúp tăng lưu lượng máu đến vùng cơ tim thiếu máu cục bộ.

Phẫu thuật

Đối với một số trường hợp nặng không thể giải quyết bằng các phương pháp trên, người bệnh có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật có thể bao gồm việc cấy ghép một động mạch khác để lưu thông máu đến tim, bỏ qua đoạn động mạch bị tắc nghẽn. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, người bệnh cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hy vọng qua bài viết của Phòng tập gym Unity Fitness sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa hay điều trị bệnh hiệu quả để có một trái tim khỏe mạnh nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: