Tiểu đường là một căn bệnh thầm lặng nhưng vô cùng nguy hiểm và đang trở thành vấn đề sức khỏe đáng báo động trên toàn thế giới. Thế nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân bị tiểu đường là gì?
Bài viết này Phòng tập Unity Fitness sẽ giúp bạn giải mã những bí mật đằng sau nguyên nhân bị tiểu đường, từ đó chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường. Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường là do cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin, một hormone do tuyến tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường huyết.
Bình thường, sau khi ăn cơ thể sẽ chuyển hóa thức ăn thành đường glucose, nguồn năng lượng chính cho các tế bào. Insulin đóng vai trò cho phép glucose đi vào bên trong để cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường, quá trình này ít hoặc không sản xuất ra tế bào kháng insulin, khiến glucose tích tụ trong máu thay vì đi vào tế bào.
2. Các loại bệnh tiểu đường
Hiện nay, có ba loại tiểu đường chính được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh:
Tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 chỉ chiếm khoảng 5% các ca mắc bệnh. Trong trường hợp này, do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Hệ quả là, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, khiến đường huyết tích tụ trong máu thay vì đi đến các tế bào.
Tiểu đường type 1 thường khởi phát ở trẻ em và thanh niên, diễn biến nhanh chóng với các triệu chứng khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh.
Tiểu đường type 2
Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm khoảng 90-95% các trường hợp.
Trong trường hợp này, tuyến tụy vẫn có thể sản xuất insulin, nhưng các tế bào trong cơ thể lại trở nên kháng insulin, nghĩa là chúng không nhạy cảm với tác dụng của insulin, khiến glucose không thể đi vào tế bào.
Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn tuổi, có yếu tố di truyền và lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh.
Cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc các tế bào kháng insulin.
Tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân bị tiểu đường là mang thai bị rối loạn nội tiết tố. Là tình trạng rối loạn đường huyết tạm thời xảy ra trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố.
Hầu hết phụ nữ sẽ trở lại bình thường sau sinh, nhưng cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 về sau.
>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm
3. Nguyên nhân bị tiểu đường
Mặc dù được chia thành các loại khác nhau, nguyên nhân bị bệnh tiểu đường có thể tóm gọn thành hai yếu tố chính.
Yếu tố di truyền
Nguyên nhân bị tiểu đường từ di truyền. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột thịt mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tuy nhiên, không phải ai có yếu tố di truyền cũng sẽ mắc bệnh, lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc bộc phát bệnh.
Yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân bị tiểu đường tiếp theo là do yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố là nguyên nhân bị tiểu đường, bao gồm.
- Thừa cân, béo phì: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tiểu đường. Mỡ thừa gây ra tình trạng đề kháng insulin, khiến cơ thể khó sử dụng đường huyết hiệu quả.
- Ít vận động: Ít vận động cũng là Nguyên nhân bị tiểu đường, vì làm giảm khả năng sử dụng đường huyết cho hoạt động của cơ bắp, dẫn đến tích tụ đường trong máu.
- Lối sống không lành mạnh: Thực phẩm giàu chất béo, đường, tinh bột tinh chế, và thiếu hụt chất xơ cũng là nguyên nhân bị bệnh tiểu đường và gây ra tình trạng đề kháng insulin.
- Tuổi tác: Nguyên nhân bị tiểu đường do tuổi cao. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi.
- Tiền sử bệnh lý liên quan: Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tiền tiểu đường, hoặc từng mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
4. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường
Mặc dù là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng.
Tuy nhiên, khi lượng đường huyết trong máu tăng cao kéo dài, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như.
- Thường xuyên khát nước: Cơ thể cố gắng đào thải lượng đường dư thừa trong máu qua nước tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm: Lượng nước uống vào tăng cao sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân: Đường huyết cao tuy có nhiều đường trong máu nhưng tế bào lại không sử dụng được. Vì thế mà cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và sụt cân bất thường dù ăn nhiều.
- Mệt mỏi, uể oải: Thiếu hụt năng lượng do tế bào không sử dụng được đường huyết khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung và thiếu sức sống.
- Mờ mắt, nhìn mờ: Đường huyết cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt, dẫn đến mờ mắt, nhìn không rõ và các vấn đề về thị lực.
- Vết thương lâu lành: Đường huyết cao làm giảm khả năng chống viêm nhiễm của cơ thể, khiến các vết thương lâu lành hơn bình thường.
- Ngứa ran, tê bì chân tay và nhiễm trùng đường tiết niệu: Tổn thương thần kinh do đường huyết cao có thể gây ra cảm giác ngứa ran, tê bì ở bàn chân và bàn tay. Ngoài ra, đường trong máu cao cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách trị tiểu đường tại nhà đơn giản, dễ làm
5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Sau khi biết được nguyên nhân bị bệnh tiểu đường, có thể thấy dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ gây bệnh, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế đồ ngọt, chất béo bão hòa và đồ ăn nhanh.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Bạn có thể tham khảo các bài tập Yoga, đạp xe, chạy bộ…
- Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân để cải thiện tình trạng kháng insulin. Việc giảm 5-10% cân nặng cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát huyết áp và mỡ máu: Đây là những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim mạch và cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
- Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và các bệnh tim mạch.
- Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra đường huyết thường xuyên, đặc biệt là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.
Tiểu đường, một căn bệnh tưởng chừng như xa lạ nhưng lại đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Qua những chia sẻ từ CLB gym Unity Fitness, chắc hẳn bạn đã hiểu về bản chất của bệnh, nguyên nhân bị tiểu đường, các triệu chứng cảnh báo và những biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “Nguyên nhân bị tiểu đường” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Tìm hiểu nguyên nhân đau dạ dày: Dấu hiệu và cách phòng
7 cách giảm cân sau sinh tại nhà hiệu quả cho mẹ bỉm
Mạch bạn 4 cách chữa bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà
Nguyên nhân đau nửa đầu bên phải là gì? Làm sao để khắc phục
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Có nguy hiểm không?
Bị chóng mặt uống thuốc gì hiệu quả tức thì?
Chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới bao nhiêu là cao? Cách giảm mỡ nội tạng
Hạ đường huyết là gì? Tại sao hay bị hạ đường huyết?