Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout kiểm soát cơn đau

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn bệnh gout phát triển nặng cũng như giảm thiểu các triệu chứng. Trong bài viết hôm nay, Gym Unity Fitness sẽ gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout đơn giản, dễ làm. Cùng theo dõi nhé!

thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Để xây dựng thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout khoa học, trước hết cần hiểu rõ các nguyên tắc sau:

  • Hạn chế các thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, động vật có vỏ, nội tạng động vật… vì chúng làm tăng axit uric trong máu, có thể gây đau đớn và khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
  • Tăng cường thực phẩm lành mạnh và thực phẩm đào thải axit uric như các loại trái cây thuộc họ cam quýt như bưởi, cam, quýt; Các loại cá sông như cá rô phi đỏ, cá chẽm, cá chép… có hàm lượng purine thấp vẫn có thể sử dụng để cung cấp cho cơ thể lượng protein thiết yếu; các loại rau xanh như súp lơ, rau cải, rau chân vịt…
  • Sữa ít béo: Làm giảm axit uric máu một cách tự nhiên.
  • Các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, quả óc chó), ngũ cốc (ngô, khoai tây, lúa mạch, gạo, lúa mì…), đậu phụ, thịt trắng, trứng… Giúp hạn chế các cơn đau do bệnh gút gây ra, nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải và hợp lý, tránh sử dụng quá mức.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất là nước khoáng chứa kiềm hoặc nước kiềm 14% vì nó làm tăng lượng nước tiểu và giảm thiểu sự lắng đọng muối natri urat trong niệu đạo. Đồng thời, tránh rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt.
  • Kiểm soát lượng muối, tốt nhất là dưới 5g/ngày.
  • Giảm lượng chất béo và mỡ động vật bằng cách sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc,… Ngoài ra, chúng còn giúp giảm viêm và giảm tích tụ axit uric trong cơ thể.
  • Khi chế biến món ăn nên ưu tiên hấp hoặc luộc. Hạn chế chiên, xào, rán và không nên dùng nước luộc thịt.

Xem thêm: Bệnh gout nên ăn gì? Bệnh gout kiêng gì?

Hàm lượng dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của người bệnh gout

Với những bệnh nhân mắc gout cũng cần phải kiểm soát cân nặng hiệu quả bằng cách điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng mỗi ngày, cụ thể như sau:

  • Năng lượng: 1600-1800 calo/ ngày
  • Protein: 40- 55g/ ngày
  • Lipid: 40- 50g/ ngày
  • Glucid: 260- 300g/ ngày
  • Nước: >1,5 lít/ ngày

Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout giúp giảm các cơn đau

thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Thực đơn 7 ngày cho người bị gout giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm cách sắp xếp bữa ăn trong tuần để điều trị hiệu quả hãy tham khảo thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout dưới đây nhé. Những món ăn này có thể đưa vào thực đơn của người bệnh gout giai đoạn đầu và mãn tính.

Tất nhiên, bữa sáng, bữa trưa và bữa tối dành cho người bị bệnh gout được thiết kế dành cho những người không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thực đơn. Cụ thể thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout như sau:

Thứ Hai

  • Bữa sáng: 1 bắp ngô luộc + 1 cốc sữa tách béo ít đường (khoảng 180ml).
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng, 1 bát canh rau cải và 1 bát salad rau trộn với trứng luộc. Tráng miệng với 1 quả chuối sau bữa ăn.
  • Bữa tối: 1 bát cơm trắng + cá hồi sốt cà chua (100g), 1 bát canh rau cần và 1 hộp sữa chua.

Thứ Ba

  • Bữa sáng: 1 bát cháo thịt nạc băm và 1 nửa quả táo.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm trắng, tôm rang 400g, rau cải luộc 200g.
  • Bữa tối: 1-1,5 bát cơm trắng, 1 bát thịt nạc rang (100g), 1 đĩa su hào kết hợp với cà rốt luộc (khoảng 100g). Sau bữa ăn, hãy tráng miệng với 1/3 quả dứa.

Thứ Tư

  • Buổi sáng: 1 bát phở gà
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng, thịt lợn băm (30g), nửa bìa đậu rán và 200g rau củ luộc.
  • Buổi tối: 1,5 bát cơm trắng, 100g thịt ba chỉ luộc và 1 bát canh bí đỏ (150g).
thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Tăng cường thực phẩm lành mạnh và thực phẩm đào thải axit uric

Thứ Năm

  • Bữa sáng: 1 chiếc bánh mì kẹp chả, rau và dưa chuột cùng 180ml sữa tách béo ít đường.
  • Bữa trưa: 1,5 bát cơm trắng với tôm rang và bông cải luộc. Tráng miệng bằng 1 hộp sữa chua.
  • Bữa tối: 1,5 bát cơm trắng với sườn non xào chua ngọt, canh rau ngót và dưa hấu tráng miệng.

Thứ Sáu

  • Bữa sáng: 1 suất bánh cuốn kết hợp với 1 cốc sữa tách béo ít đường (180ml).
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng, 100g thịt nạc băm hấp, 1 bát canh rau đay mồng tơi.
  • Bữa tối: 1 bát cơm trắng, 100g thịt luộc, 100g đậu hà lan hấp.

Thứ Bảy

  • Bữa sáng: 1 bát cháo đậu xanh và 1 cốc nước cam (180 ml).
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng ăn cùng với lạc rang và canh bí xanh nấu thịt băm. Tráng miệng với nửa quả xoài.
  • Bữa tối: cá hấp, trứng xào mướp đắng và canh rau muống. Ăn 1 quả chuối tráng miệng.

Chủ Nhật

  • Bữa sáng: 1 suất bún chả cùng với nửa quả táo.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm tấm với cá bống kho, củ cải luộc. Tráng miệng với 1-2 múi bưởi.
  • Bữa tối: 1 bát cơm trắng với thịt lợn nướng, salad rau củ quả (trộn với dầu oliu). Sau bữa cơm, tráng miệng với thanh long.

Xem thêm: Bỏ túi 5 cách giảm đau gout nhanh nhất, cực hiệu quả

Những loại thực phẩm mà người bị gout cần tránh

thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Một số thực phẩm mà người bị bệnh gout nên kiêng

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng theo thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout, bệnh nhân cũng cần nắm được một số loại thực phẩm cần tránh như:

  • Các loại thịt đỏ: bò, cừu, lợn, dê… luôn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao như protein, vitamin E, B6, B12. Ăn nhiều chất đạm có thể dẫn đến tăng axit uric trong máu – nguyên nhân gây ra bệnh gout.
  • Nội tạng động vật (gan, ruột, thận, tim, dạ dày, não…) chứa nhiều cholesterol, protein, vitamin nhóm B (B2, B6, acid folic, B12), các khoáng chất: sắt, kẽm, selen cũng chứa một lượng lớn purin dễ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh gút sưng tấy và đau đớn hơn.
  • Thịt gà: chứa vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho, riêng chứa purin nên người bệnh gút chỉ ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg.
  • Thủy hải sản (cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm và purin. Người bệnh gút hạn chế ăn.
  • Rượu, bia và đồ uống có đường phải hạn chế tối đa vì nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… khiến bệnh nặng hơn.
  • Các loại thịt chế biến sẵn như nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…, nhất là thực phẩm đóng hộp
  • Các loại rau đủ có hàm lượng purine cao như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, su hào…

Kết luận

Trên đây là thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout mà bạn có thể áp dụng để tăng cường sức khỏe cũng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web Phòng tập thể hình Unity Fitness để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe, tập gym mỗi ngày nhé!

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: