Việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Vậy người bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì để tránh gây hại cho gan? Hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bị bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị gan nhiễm mỡ.
Do đó, việc nắm rõ những thực phẩm cần kiêng khem là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe gan. Vậy những người đang bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Chất béo, mỡ động vật
Mỡ động vật sau khi được cơ thể tiêu hóa, sẽ di chuyển đến gan để được xử lý và bài tiết.
Tuy nhiên, nếu lượng mỡ dung nạp quá nhiều, vượt quá khả năng xử lý của gan, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, tích tụ mỡ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ.
Do vậy, với thắc mắc gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì thì câu trả lời đầu tiên chính là mỡ động vật.
Theo đó, người bệnh nên hạn chế tối đa lượng mỡ động vật nạp vào cơ thể, mà thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật có lợi cho sức khỏe như dầu olive, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…
Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột
Bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp chứa nhiều đường fructose, khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ chuyển thành dạng mỡ, tích tụ trong gan, làm bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì thế, người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa các thực phẩm này.
>> Đọc thêm: Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?
Rượu bia và đồ uống có cồn
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gan nhiễm mỡ. Cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất độc hại cho gan, gây tổn thương tế bào gan và tích tụ mỡ thừa.
Chính vì thế, người bệnh gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng rượu bia và các thức uống có cồn để bảo vệ gan.
Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp
Người bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp thường chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe gan. Chúng có thể làm tăng huyết áp và gây phù nề, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm này có thể làm tăng gánh nặng cho gan, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Các loại thịt đỏ
Thịt bò, thịt lợn,… là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, việc tiêu thụ các loại thịt đỏ này lại cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Bởi các loại thịt đỏ chứa nhiều axit béo bão hòa. Khi nạp vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành cholesterol, gây áp lực lên gan, từ đó khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên trầm trọng hơn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn tối đa 100-150g thịt đỏ mỗi ngày, chia thành 2-3 bữa.
Nên ưu tiên lựa chọn các phần thịt nạc, ít mỡ như thăn bò, sườn ức heo,… và chế biến bằng các phương pháp lành mạnh như hấp, luộc, nướng thay vì chiên, xào.
Thực phẩm nhiều muối
Ăn nhiều muối dẫn đến tình trạng tích tụ nước, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Bởi vậy nếu bạn đang thắc mắc gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì thì nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tốt nhất, nên thay thế bằng các loại gia vị thảo mộc tự nhiên để tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài việc kiêng khem các thực phẩm trên, người bị gan nhiễm mỡ cần chú ý bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt,… để cung cấp vitamin, chất xơ, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện chức năng gan.
Uống đủ nước mỗi ngày cũng rất quan trọng để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh gan nhiễm mỡ cần duy trì lối sống khoa học, kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thức khuya.
>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị
2. Lời khuyên dành cho người bị gan nhiễm mỡ
Như đã chia sẻ, tuy không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.
Do chưa có thuốc điều trị nên cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất chính là loại bỏ mỡ thừa trong gan. Chính vì thế, theo các chuyên gia sức khỏe, nếu bị chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ thì bạn cần lên kế hoạch ăn uống hợp lý.
Vậy người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì? đối với người thừa cân, béo phì, việc giảm cân khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ là bước tiên quyết.
Hạn chế nạp năng lượng dư thừa, ưu tiên thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho chất béo có hại.
Với người có gan khỏe mạnh (mức độ nhiễm mỡ cấp độ 1), mỗi bữa ăn có thể bao gồm 100g cá, 50g thịt, một miếng đậu hũ.
Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm, đặc biệt là gan nhiễm mỡ kèm theo xơ gan, viêm gan mạn tính, lượng đạm cần được điều chỉnh phù hợp theo mức độ suy gan.
Nên hạn chế tối đa các loại chất béo no từ mỡ động vật, nội tạng, da động vật. Việc tiêu thụ mỡ cá 2 lần/tuần là hoàn toàn có thể.
Bổ sung tối thiểu 300g rau xanh và 200g trái cây mỗi ngày để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Đối với bệnh nhân viêm gan B, việc cai nghiện rượu bia và các loại nước ngọt có ga là điều bắt buộc để bảo vệ gan. Các loại thuốc giải độc gan, hỗ trợ men gan chỉ nên sử dụng sau khi có chỉ định của bác sĩ.
Uống các loại trà mát gan, lợi tiểu như trà hoa cúc, trà lá sen, trà atiso hoặc nước ion kiềm hàng ngày là cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh.
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học với việc luyện tập thể dục thể thao như tập Gym, tập Yoga, đạp xe, bơi lội… giúp cải thiện sức khỏe, đẩy lùi gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Kết luận
Hy vọng qua những chia sẻ gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì trên đây, bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh mỡ hiệu quả.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Phòng gym Unity Fitness để có thêm nhiều thông tin hữu ích, cũng như các bài tập nâng cao sức khỏe nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng đột quỵ nhẹ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa
Mách bạn 6 cách giảm đau lưng khi mang thai đơn giản hiệu quả
Đau lưng dưới bên phải có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Cách giảm đau dạ dày ban đêm tại nhà hiệu quả
Đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách dự phòng như thế nào?
Nguyên nhân bệnh tiểu đường – Phòng ngừa tiểu đường như thế nào?
Giải đáp: Uống nước lá gì để giảm axit uric hiệu quả nhất?