Tức ngực khó thở là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc trao đổi oxi với môi trường bên ngoài. Mặc dù không phải là bệnh nhưng nó là biểu hiện của một vài bệnh lý như suy tim, suy hô hấp, ung thư… Vậy tức ngực khó thở nên làm gì?
Hãy cùng Unity Fitness đến với một số phương pháp cải thiện tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tức ngực khó thở là gì?
Tức ngực khó thở là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hầu hết những người bị tức ngực và khó thở sẽ cảm thấy bị đè nén hoặc ép vào ngực. Khó chịu ở ngực hoặc cổ họng, cũng như khó thở hoặc khó chịu sau khi ăn.
Hầu hết những người bị tức ngực khó thở đều lo lắng rằng đó là do cơn đau tim. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây tức ngực khó thở, trong số đó có thể liên quan đến các bệnh về tim, phổi và các cơ quan khác.
2. Tức ngực khó thở nên làm gì?
Tức ngực khó thở là tình trạng không nên xem nhẹ. Các triệu chứng tức ngực khó thở tuy phổ biến nhưng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt đối với những người mắc bệnh đi kèm như tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch hoặc rối loạn lipid máu.
Vậy tức ngực khó thở nên làm gì? Hãy tham khảo các hướng dẫn sau đây:
Tiến hành thăm khám sức khỏe
Khi đau ngực thường xuyên kèm theo khó thở, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín, đặc biệt nếu bạn là người già hoặc mắc các bệnh mãn tính khác. Đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng của bạn.
Làm theo lời khuyên của bác sĩ
Sau khi được chẩn đoán, điều quan trọng là phải tuân theo chế độ điều trị do bác sĩ chỉ định, bao gồm mọi thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống.
Duy trì lối sống lành mạnh là rất quan trọng và làm theo hướng dẫn của chuyên gia có thể cải thiện đáng kể tiên lượng của bạn.
Nghỉ ngơi và tránh hoạt động quá mức
Khi bạn bị tức ngực khó thở thì việc nghỉ ngơi phải được ưu tiên hàng đầu. Tránh các hoạt động gắng sức hoặc làm việc nặng vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trên. Hãy lắng nghe tiếng nói của cơ thể bạn và dành chút thời gian để hồi phục.
Chọn bài tập nhẹ nhàng hơn
Nếu bạn thích hoạt động thể chất, hãy cân nhắc việc thay đổi các bài tập cường độ cao thành thói quen ngày càng dễ thực hiện hơn.
Sự điều chỉnh này giúp ngăn tình trạng tức ngực và khó thở trở nên trầm trọng hơn trong khi vẫn giúp bạn năng động và duy trì sức khỏe tổng thể.
>> Xem thêm: Nên chạy bộ trước hay sau khi tập gym để đạt hiệu quả cao nhất?
3. Những bài tập giúp cải thiện tình trạng tức ngực khó thở
Để tăng cường thêm sức mạnh của phổ và các cơ quan hệ hô hấp. Bạn có thể áp dụng một số bài tập sau:
Bài tập hít thở bằng bụng
Đây là dạng bài tập hít thở sâu giúp không khí có thể lưu thông tới các cơ quan trọng cơ thể. Có thể thực hiện ở cả tư thế ngồi và nằm, cụ thể như sau:
- Đầu tiên bạn cần thả lỏng các cơ quan gồm mặt, cổ, hàm và vai.
- Giữ cho lưng thẳng, nhắm mắt. Nếu là tư thế nằm, cần áp sát lưng xuống sàn hoặc giường.
- Hít thở như bình thường trong một vài phút.
- Đưa một tay lên vùng bụng dưới, một tay để ở ngực. Sau đó, khép chặt miệng và hít vào bằng mũi, mở rộng bụng.
- Khi thở ra, hóp chặt bụng, tống hết không khí ra ngoài qua đường miệng.
- Mỗi lần luyện tập, có thể thực hiện 9 tới 10 lần.
>> Xem thêm: Vinyasa Yoga : sự kết hợp nhịp nhàng giữa các tư thế yoga và hơi thở
Bài tập thở cơ hoành
Bài tập này được thực hiện nhằm mục đích giúp cho cơ ở lồng ngực được mở rộng hoàn toàn, từ đó, làm tăng sức mạnh cho cơ vai cũng như vùng cánh tay.
Cách thực hiện như sau:
- Giữ tư thế ngồi với lưng thẳng.
- Hai cánh tay mở rộng, giơ ngang bằng vai, mở căng cơ bụng và mở rộng miệng.
- Từ từ đưa tay vào đùi và mở miệng sang tư thế giống như đang mỉm cười.
Bài tập Humming
Đây là dạng bài tập hỗ trợ hô hấp hiệu quả và dễ dàng có thể thực hiện theo các bước:
- Đầu tiên người tập cần thực hiện với tư thế ngồi lưng thẳng, vai thả lỏng
- Đặt tay lên vùng bụng dưới với các ngón dang ra rồi khép miệng và đẩy lưỡi lên chạm vào vòm miệng.
- Giữ nguyên tư thế của miệng và lưỡi, từ từ hít vào thật sâu.
- Khi hít vào, phình bụng lên để không khí được lấp đầy.
- Khi không khí đã được đưa vào đầy trong bụng, bạn từ từ thở ra bằng mũi, miệng tạo âm thanh nhưng không mở miệng.
Bài tập chu môi
Thực hiện bài tập này, có thể chu môi tạo ra âm thanh lúc thở ra, vừa giúp lấy được nhiều oxy từ môi trường bên ngoài, vừa giúp mở rộng đường thở. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Ngồi trên ghế với lưng giữ thẳng và thả lỏng vùng vai, cổ.
- Từ từ dùng mũi hít vào rồi ngậm miệng lại.
- Sau đó, chu môi rồi mới thở ra từ từ, cho tới khi không khí được đẩy hết ra ngoài.
- Bạn có thể thực hiện vài lần vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
4. Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập hỗ trợ hô hấp
Để có thể cải thiện chức năng hô hấp được tốt nhất, trong quá trình thực hiện các bài tập bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên thực hiện vội vàng mà cần phải chú ý đúng kỹ thuật
- Khi thực hiện nếu cảm thấy cơ thể bất thường như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi hay tim đập nhanh… nên dừng lại ngay
- Một số trường hợp gặp vấn đề như khó thở, sốt, đau ngực hay đau tim thì không nên thực hiện các bài tập
Bên cạnh đó, bạn có thể anang cáo sức khỏe cho các cơ quan này bằng một số cách sau:
- Không nên tiếp xúc với khói thuốc lá
- Nên chú trọng tới việc bảo vệ cho các cơ quan của hệ hô hấp
- Chú trọng việc ăn uống những thực phẩm có tác dụng thải độc hoặc chống oxy hóa
- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cảm cúm… để hạn chế tác động của bệnh tới cơ thể và cơ quan hô hấp
- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ, đặc biệt chú ý tới các bài tập của môn yoga, bơi lội hoặc chạy.
- Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe tổng quát của cơ thể và hệ hô hấp.
Kết luận
Tức ngực khó thở là một triệu chứng mà gần như ai cũng từng gặp phải. Bài viết trên đây đã giúp bạn biết tức ngực khó thở nên làm gì? Để việc tập luyện đạt kết quả tốt nhất, hãy đăng ký làm thành viên của Phòng tập fitness ngay.
Các huấn luyện viên có trình độ chuyên môn sẽ hướng dẫn bạn tập đúng kỹ thuật để cải thiện chức năng hô hấp được tốt nhất.
Đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Ưu và nhược điểm của con người hướng nội là gì? Cách nhận diện
Đau sau lưng bên trái gần eo là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Những thông tin cần biết về đau lưng dưới
Gan nhiễm mỡ uống gì hết bệnh nhanh, an toàn?
Những yếu tố tác động khiến chỉ số huyết áp tâm trương cao
Những cách hạ đường huyết nhanh tại nhà an toàn, hiệu quả
Triệu chứng trật khớp vai và cách xử lý an toàn