10 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất

Tiểu đường là một bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến lượng đường luôn ở mức cao.

Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn chủ động đối phó và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cùng theo dõi bài viết của Gym Unity Fitness để nắm được các dấu hiệu nhận biết nhé.

1. Dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất

dấu hiệu bệnh tiểu đường
Khát nước liên tục là dấu hiệu bệnh tiểu đường phổ biến nhất mà bạn cần nắm được

Đa số các dấu hiệu bệnh tiểu đường là mức glucose trong máu cao hơn so với bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo có thể từ rất nhẹ hoặc không có dấu hiệu gì. Điều này khiến cho nhiều người bệnh phát hiện muộn và điều trị không kịp thời để lại các biến chứng.

Dưới đây là các dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất mà được Phòng tập fitness Unity Fitness tổng hợp các nguồn uy tín:

Luôn khát nước

Một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường phổ biến và dễ nhận thấy nhất chính là khát nước liên tục. Tuy nhiên, rất nhiều người lại bỏ qua dấu hiệu vô cùng quan trọng này. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự động đào thải đường qua nước tiểu, giúp hạ thấp một phần lượng đường trong máu. Đồng thời đường được đào thải thì nước cũng được đào thải khiến cơ thể bị mất nước và sẽ có cảm giác khát nước liên tục.

Đi tiểu nhiều lần

Theo các chuyên gia sức khỏe, một người bình thường sẽ đi tiểu 4-7 lần một ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần một ngày, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường. Lúc này, cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua thận, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn. Điều này cũng liên quan chặt chẽ đến việc bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, như đã đề cập ở phần trên.

Cảm thấy đói quá mức

Đói quá mức cùng với khát nước và đi tiểu thường xuyên, tạo thành ba dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất. Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng với insulin theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thức ăn thành glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào của bạn.

Vì vậy, bạn luôn cảm thấy đói mặc dù lúc nào cũng ăn. Thực tế, việc ăn uống chỉ khiến lượng đường trong máu tăng cao mà thôi. Nếu bạn tiếp tục ăn và cơn đói không biến mất, bạn có thể cần tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trị tiểu đường tại nhà đơn giản, dễ làm

Cơ thể mệt mỏi

dấu hiệu bệnh tiểu đường
Cơ thể thường xuyên mệt mỏ và kéo dài là cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài là cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi thiếu insulin, đường không đi vào tế bào của cơ thể nên tế bào không có đủ đường để giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động như suy nghĩ, đi lại,… Lúc này, đường sẽ tích trữ trong cơ thể và bài tiết qua nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết dẫn đến tình trạng mệt mỏi liên tục.

Giảm cân đột ngột

Đường khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, đường sẽ được bài tiết qua nước tiểu kéo theo nước. Khi lượng nước mất đi, bạn thường không uống đủ nước và lượng nước trong cơ thể giảm đi.

Đó là lý do tại sao bạn giảm cân nhanh như vậy. Khi nhắc đến các dấu hiệu bệnh tiểu đường đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp mà bạn không nên bỏ qua. Kiểm tra cân nặng thường xuyên cũng là một cách giúp bạn phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Vết thương lâu lành

Nếu bạn bị đứt tay hoặc vết thương lâu lành thì rất có thể bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu không chỉ làm tăng tình trạng viêm ở vết thương và vết loét mà còn có thể dẫn đến tuần hoàn kém, khiến máu khó lưu thông và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Điều này đặc biệt có liên quan đến bàn chân. Một khi bàn chân bị tổn thương thì dù nhỏ đến đâu cũng khó lành. Nếu bạn nhận thấy vết thương mất nhiều thời gian để lành hơn trước, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để tìm hiểu lý do.

Thị lực giảm

dấu hiệu bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương võng mạc

Dấu hiệu suy giảm thị lực thường khiến mọi người đi khám mắt mà quên kiểm tra lượng đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương võng mạc ở phía sau mắt, dẫn đến tiết dịch, chảy máu, phù nề, tăng sinh bất thường, bong võng mạc,… làm thị lực bị suy giảm.

Bị ngứa da

Khi lượng đường dư thừa được bài tiết qua nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác, bao gồm cả da. Da khô có thể khiến bạn ngứa ngáy, vết xước khô có thể dẫn đến nứt nẻ da và thậm chí gây ra nhiều bệnh tật. Một nguyên nhân khác gây ngứa da là nhiễm trùng nấm men – thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường.

Tê bì tay chân

Tê, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường. Như đã chia sẻ ở trên, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến lưu thông máu kém, có thể gây tổn thương dây thần kinh. Tay và chân là bộ phận của cơ thể cách xa tim nhất nên là bộ phận dễ bị tổn thương đầu tiên.

Xem thêm: Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Gặp vấn đề về giấc ngủ

Với những người mắc bệnh tiểu đường thường có chất lượng giấc ngủ kém bao gồm tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc buồn ngủ. Một số ngủ quá nhiều, số khác lại gặp khó khăn để ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, người bệnh hay gặp phải một số rắc rối đối với giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ.

2. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

dấu hiệu bệnh tiểu đường
Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ

Cách nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ thường không rõ rệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau có thể chỉ ra bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Khát nước dai dẳng
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhanh đói
  • Giảm thị lực

Tuy nhiên, bà bầu thường gặp các dấu hiệu trên do cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi hoặc do thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tiểu đường thai kỳ.

Tốt nhất, mẹ bầu nên sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tiểu đường, điều chúng ta cần làm là phải kiểm soát lượng đường màu và cải thiện sự tuần hoàn của cơ thể. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Hy vọng bài viết trên đây của CLB gym Unity Fitness đã giúp bạn đọc nắm được các dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất. 

Đánh giá
Chia sẻ bài viết: