Gợi ý thực đơn giảm cân cho trẻ em không gây hại đến sức khỏe 

Hiện nay, tình trạng béo phì đang ngày càng phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới.

Để phòng chống những căn bệnh mà béo phì gây nên, chúng ta cần phải biết cách xây dựng một thực đơn giảm cân cho trẻ em an toàn, dinh dưỡng để vừa đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể, vừa không ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của con em.

I. Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Trước khi bước vào công cuộc giảm cân cho trẻ em, cần phải hiểu rõ các lý do gây nên căn bệnh này ở trẻ để có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

1. Thói quen ăn uống

Thông thường, trẻ em thường bị hấp dẫn bởi đồ ăn nhiều đường, béo, mặn như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh, đồ chiên rán,…. Đây là những thực phẩm chứa nhiều calo rỗng, dễ khiến trẻ nạp năng lượng quá mức nhưng lại thiếu hụt vitamin, dinh dưỡng và lượng chất xơ cần thiết.

2. Ít vận động

Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, trò chơi chơi điện tử cầm tay đã khiến trẻ em dành nhiều thời gian cho chúng thay vì hoạt động thể chất.

Trẻ có xu hướng lười vận động, giảm thiểu các hoạt động vui chơi ngoài trời, ít tham gia các môn thể thao.

giảm cân cho trẻ em
Trẻ có xu hướng lười vận động, giảm thiểu các hoạt động vui chơi ngoài trời gây tăng cân

Nếu chỉ ngồi một chỗ mà không vận động thì năng lượng sẽ tích tụ lại, dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, đặc biệt là đối với trẻ em ở các thành phố lớn thiếu đi không gian vui chơi giải trí.

Ngược lại, hoạt động thường xuyên giống như tập thể dục, tập gym, giúp đốt cháy năng lượng và duy trì vóc dáng cân đối.

3. Ảnh hưởng từ môi trường

Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị béo phì thì nguy cơ trẻ em thừa cân cũng cao hơn do di truyền ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khả năng lưu trữ mỡ trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu bạn bè xung quanh hay ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt thì trẻ cũng dễ hình thành thói quen tương tự. Dẫn chứng rõ rệt nhất là tỉ lệ béo phì ở trẻ em các nước châu u sẽ cao hơn so với trẻ em ở các nước châu Á và châu Phi.

4. Rối loạn cảm xúc

Trong quá trình hình thành và phát triển, trẻ em sẽ phải đối mặt với rất nhiều giai đoạn phát triển, ảnh hưởng đến thể hình, tâm sinh lý cực kỳ rõ rệt.

giảm cân cho trẻ em
Trẻ em khi gặp căng thẳng có thể tìm đến đồ ăn nhiều đường, chất béo

Trẻ em gặp stress, căng thẳng, buồn chán do áp lực học hành, mâu thuẫn gia đình… có thể tìm đến đồ ăn nhiều đường, chất béo để giải tỏa cảm xúc

Chính vì thói quen ăn uống vô độ sẽ khiến trẻ tăng cân mất kiểm soát.

Bài viết liên quan:

II. Thực đơn giảm cân cho trẻ em

Dưới đây là thực đơn giảm cân cho trẻ em trong 5 ngày để bạn có thể tham khảo và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe của con.

Ngày 1:

Bữa sáng:

  • Bánh mì kẹp trứng ốp la và rau xà lách.
  • 1 ly sữa tươi ít béo.

Bữa phụ 1:

  • Sữa chua Hy Lạp với hạt granola.

Bữa trưa:

  • Cơm, ức gà nướng, canh rau mồng tơi và cà chua luộc.
  • Dưa hấu tráng miệng.

Bữa phụ 2:

  • Một ít sữa chua ít đường và trái cây tươi.

Bữa tối:

  • Cá hấp xì dầu với khoai lang, salad rau củ.
  • 1 ly sữa ấm.

Ngày 2:

Bữa sáng:

  • Bánh yến mạch nấu với sữa ít béo.
  • 1 quả bơ.

Bữa phụ 1:

  • Một ly sinh tố rau củ.

Bữa trưa:

  • Bún gạo lứt xì dầu, tôm luộc.
  • Trái cây tráng miệng.

Bữa phụ 2:

  • Một ít sữa chua không đường và vài hạt hạnh nhân.

Bữa tối:

  • Mực sốt thái, rau cải luộc, cơm gạo lứt.
  • 1 ly nước ép ổi.
giảm cân cho trẻ em
Thực đơn giảm cân cho trẻ em cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm chất

Ngày 3:

Bữa sáng:

  • Bánh mì yến mạch kẹp pate gan và dưa chuột.
  • 1 ly sữa tươi ít béo.

Bữa phụ 1:

  • Sữa chua Hy Lạp.

Bữa trưa:

  • Cơm trắng với thịt kho tàu, canh rau ngót thịt bằm và bông cải xanh xào.
  • Bưởi tráng miệng.

Bữa phụ 2:

  • Một ít sữa chua không đường và vài lát nho khô.

Bữa tối:

  • Cá hồi nướng với khoai lang, salad dưa chuột cà chua.
  • 1 ly sữa ấm.

Ngày 4:

Bữa sáng:

  • Bánh yến mạch nấu với sữa ít béo, thêm một ít trái cây tươi như dâu tây, việt quất.
  • 1 ly nước ép cam.

Bữa phụ 1:

  • Một quả táo hoặc một ly sinh tố rau củ (cà rốt, cải bó xôi,…).

Bữa trưa:

  • Mì xào bò với rau cải, mì gạo lứt.
  • Trái cây tráng miệng.

Bữa phụ 2:

  • Một ít sữa chua không đường và vài hạt hạnh nhân.

Bữa tối:

  • Gà luộc xé phay với rau sống, bún gạo lứt.
  • 1 ly sữa ấm.

Ngày 5:

Bữa sáng:

  • Khoai lang, 2 quả trứng luộc.
  • 1 ly sữa tươi ít béo.

Bữa phụ 1:

  • Một ly nước ép lê, ổi.

Bữa trưa:

  • Cơm ngũ cốc, ức gà nướng, một bát canh bầu.
  • Táo tráng miệng.

Bữa phụ 2:

  • 3 lát bánh chuối yến mạch

Bữa tối:

  • Cá hồi nướng với salad dưa chuột.
  • 1 ly sữa đậu nành ấm.

Béo phì là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em nên các bậc phụ huynh không thể làm lơ vấn đề này được.

Việc xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ em khoa học đóng vai trò quan trọng trong hành trình giúp con yêu lấy lại vóc dáng cân đối và khỏe mạnh, phục vụ quá trình học tập và rèn luyện.

Đừng quên ghé qua trang web Unity Fitness để cập nhật các kiến thức về tập Gym, sức khoẻ, thể thao,… mới nhất nhé.

Chưa hết, hãy nhanh tay liên hệ số: 1900 1559 hoặc Zalo: 0796 777 999 để được tư vấn và đăng ký ngay thẻ hội viên ưu đãi chỉ từ 239k/tháng không giới hạn, tập miễn phí hoàn toàn 14 ngày. Ngoài ra, mọi người có thể liên hệ với Unity Fitness qua các hình thức sau:

  • FaceBook: https://www.facebook.com/UnityFitnessVn/
  • Instagram: https://www.instagram.com/UnityFitnessVn/
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@UnityFitness.Vn/
Đánh giá
Chia sẻ bài viết: